Nồng nàn hương thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Buổi trưa đi ngang qua ngã tư đường, tôi bỗng ngửi thấy mùi trái thị chín bói ngọt ngào.

Nơi góc đường, một người phụ nữ đội nón lá tay bồng con, trước mặt là cái mẹt tròn đựng đầy thị chín. Gió trưa lay những chiếc lá khô rơi xao xác xuống mặt đường. Một cảnh tượng đẹp đẽ như là mộng mơ, như là cổ tích, khiến tôi bất chợt nhớ về những ký ức tuổi xưa…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



Ngày bé thơ, mỗi lần bà nội kể chuyện Tấm Cám, đến đoạn cô Tấm xinh đẹp nương nhờ tấm thân trong trái thị vàng để rồi “Thị ơi thị rơi bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”, trong trí óc trẻ thơ liền mường tượng ra hình ảnh trái thị thơm phức và dịu ngọt như dòng sữa mẹ hiền. Thế là tôi đòi bà ra vườn kiếm cho tôi trái thị. Bà bảo mùa này thị chưa chín, hái thị xanh thì tiếc lắm, khi nào thị chín vàng nhất định bà sẽ hái cho tôi ăn. Nghe bà nói vậy, tôi ngoan ngoãn dụi đầu vào ngực bà, cảm nhận khoảnh khắc yên bình, che chở…

Tôi không nhớ rõ đã bao nhiêu lần mình đòi bà hái thị xuống ăn. Hình như ai đã từng đi ngang qua bầu trời tuổi thơ cũng một lần khát khao được chạm vào, được nắm níu những hình ảnh ngọt ngào và huyền diệu trong câu chuyện cổ tích xa xưa. Bà bảo: “Có gì đẹp bằng cổ tích nước mình”. Cổ tích nuôi dưỡng hồn tôi, cổ tích theo tôi đến khi khôn lớn. Và, những ngày mùa thu chùng chình vắt ngang lưng trời xứ Bắc, khắp các con đường ngõ hẻm nồng nàn hương thị ngất ngây. Mùi thị chín còn chạy dọc chiều dài đất nước đưa mùi hương mát lành vào tận miền Nam xa xôi.

Cầm quả thị trên tay để từng chút, từng chút cảm nhận sao cho thật trọn vẹn hương thơm dịu dàng của trái chín-khoảnh khắc ấy hạnh phúc vô ngần. Tôi nhận ra đôi khi hạnh phúc không phải là điều gì đó quá xa xôi. Hạnh phúc có khi chỉ là lúc ta bắt gặp một hình ảnh nào đó gợi nhớ về khung trời tuổi thơ-điều mà một khi đã qua đi thì sẽ chẳng bao giờ tìm lại được.

Những tưởng tôi đã quên đi nỗi khát khao “quả thị thơm cô Tấm rất hiền” thời tấm bé. Vậy mà hôm ấy mùi thị chín lại bỗng làm tôi nhớ đến những câu thơ hồi nhỏ má dạy tôi bi bô tập đọc trong những chiều ngồi dưới giàn hoa đậu biếc trước sân nhà: “Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió/Sẽ được nhìn thấy các bà Tiên/Thấy chú bé đi hài bảy dặm/Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền…” (thơ Vũ Quần Phương).  

Ngang qua ngã tư đường, mùi thị chín lại ùa về. Lòng lâng lâng một nỗi niềm xưa cũ.

 

Thị chín rồi. Cô Tấm ở nơi đâu?

Hoàng Khánh  Duy
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.