Phấn son phù phiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hôm rồi, tôi lục tìm cuộn kim chỉ để khâu lại chiếc áo thì vô tình bắt gặp hộp đồ trang điểm của mẹ. Chiếc hộp thiếc đựng bánh quy ăn xong được mẹ tận dụng làm hộp đựng mỹ phẩm. Bên trong chỉ có vài món đồ ít ỏi: Một thỏi son cũ sờn tróc lớp tên nhũ bạc, không còn nhận ra của thương hiệu nào. Một hộp kem nền xài đã quá nửa. Một cục phấn nụ màu hồng cánh sen mòn nhẵn ba mặt. Cây chì kẻ mày ngắn ngủn được chuốt đầu cẩn thận. Chỉ vậy thôi. Món nào cũng cũ, tôi nhìn mà xót xa.
  Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mẹ chép miệng giải thích, mỗi năm chỉ đi một hai bữa tiệc, sắm sửa gì nhiều cho tốn kém. Từ năm này qua năm khác, mẹ xài đi xài lại từng ấy phấn son. Hàng xóm, bà con cũng hay sang dùng ké. Mỗi lần có đám cưới, nhà tôi rộn rã nói cười. Người này giúp người kia tô son, đánh phấn, buộc tóc. Không khí rất vui. Có lẽ mẹ và cả các cô ấy nữa không bao giờ biết hạn sử dụng sau khi mở nắp của mỹ phẩm. Mẹ càng không biết màu son nào hợp với màu da gì, phong cách trang điểm nào đang thịnh hành, sản phẩm nào đang được yêu thích. Những món đắt tiền như nước hoa đương nhiên hết sức phù phiếm với mẹ. Hay đơn giản nhất, trang điểm xong không chỉ rửa lại mặt mà cần dùng thêm sản phẩm tẩy trang, điều ấy mẹ cũng không hề biết.
Tôi nhận ra mẹ đã vất vả nhiều quá. Vất vả đến mức bỏ quên nhu cầu làm đẹp rất bình thường của một người phụ nữ. Mùa đông hanh khô, da dẻ bong tróc, mẹ không có lấy hũ kem dưỡng ẩm. Mùa hạ nóng gắt, nắng đổ rát lưng, mẹ chỉ đội nón bịt khăn, không hề biết phải thoa kem chống nắng. Hoặc giả có biết mẹ cũng không thoa bởi bao nhiêu mồ hôi đẫm áo mới mua được tuýp kem be bé.
Trong một vài bức ảnh hiếm hoi chụp thời còn trẻ, mẹ vẫn đánh phấn tô son uốn tóc bồng bềnh. Ừ thì ai mà không có tuổi trẻ. Nụ cười của mẹ khi ấy trong veo như sương sớm long lanh. Cũng là nụ cười ấy, tháng tháng năm năm, nhăn nếp vất vả. Càng nghĩ lại càng thương mẹ.
Sở dĩ mẹ không sắm sửa cho bản thân bởi còn phải lo cho mấy miệng ăn trong nhà. Mẹ không dưỡng da làm đẹp bởi còn nhiều khoản phải chi. Hôm nay đứa này đóng học phí, ngày mai đứa kia đóng tiền trọ. Rồi ốm đau, cưới hỏi, lễ lạt. Dù chắc hẳn mẹ cũng từng muốn lắm những phấn son phù phiếm trong đời. Kỳ lạ là tôi luôn thấy mẹ đẹp. Đẹp từ đôi tay chai sần thô ráp. Đẹp bởi nụ cười xô nếp hiền từ.
Tối hôm đó, tôi bí mật đặt mua tặng mẹ một ít mỹ phẩm. Bây giờ mua bán thuận tiện, ở quê cũng có thể mua được những món đồ chính hãng. Hẳn mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi mở chiếc hộp thiếc ra thấy đồ mới thay thế đồ cũ, những món không quá đắt tiền nhưng đủ tốt cho làn da. Ngăn tủ đầu giường có thêm thỏi son thơm vị bạc hà và hũ kem dưỡng ẩm cho ngày gió hanh khô. Mẹ sẽ càu nhàu, có lẽ, nhưng sẽ vẫn tủm tỉm cười. Bởi phụ nữ luôn thấy hạnh phúc trước những điều đẹp xinh. Dù muộn, tôi vẫn muốn làm điều gì đó cho người mẹ vất vả của mình.
Nhiên Phượng

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...