Nông dân thời 4.0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, nhiều nông dân ở Gia Lai đầu tư nghiên cứu, lắp đặt các trang-thiết bị hiện đại để giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

“Chìa khóa  vạn năng”

Với mục tiêu chăm sóc tốt hơn 6 ha cây trồng các loại, ông Hà Đăng Thuận (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã dành thời gian học tập, nghiên cứu, đầu tư hàng trăm triệu đồng vào việc mua sắm máy vi tính, máy đo nhiệt độ, máy đo độ ẩm cà phê, máy cảm biến nhiệt độ, camera an ninh, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động tiết kiệm. “Nhờ có những công nghệ hiện đại kết nối với điện thoại thông minh, tôi chỉ cần ngồi một nơi mà vẫn có thể quan sát nhiều vị trí trong vườn, ngoài rẫy. Đồng thời, cũng có thể điều khiển từ xa bằng ổ cắm wifi hay qua tin nhắn SMS hoặc gọi điện thoại để chủ động hẹn giờ tưới nước, chăm sóc, bảo vệ các loại cây trồng, vật nuôi. Khi cần có thể khai thác lại những hình ảnh lưu trữ trong thẻ nhớ camera”-ông Thuận vui vẻ cho biết.

Tương tự, nhiều năm qua, anh Đinh Quang Tuấn (tổ 2, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) cũng đã ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Anh dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác để kết nối, điều khiển hệ thống tưới nước tự động tiết kiệm cho vườn dâu tây, nhà lồng gieo trồng những loại rau thủy canh, dưa lưới ruột xanh… Hệ thống này không chỉ cung cấp nguồn nước vừa đều khắp, vừa đủ số lượng cần thiết cho vườn cây mà toàn bộ phân bón sử dụng đều được hòa tan qua hệ thống tưới tự động tiết kiệm để chăm sóc cho vườn cây đạt hiệu quả. Anh Tuấn chia sẻ: “Khi ứng dụng công nghệ hiện đại, người nông dân ngồi một chỗ cũng có thể nâng cao được những kiến thức, làm việc có hiệu quả với các đối tác. Hữu ích, thiết thực như vậy nên nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư vào xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị khép kín trong nông nghiệp”.

 Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, năm 2022, gia đình ông Hà Đăng Thuận (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) thu về hơn 2 tỷ đồng từ trồng sầu riêng, cà phê, bơ, mít. Ảnh: Hoàng Minh
Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, năm 2022, gia đình ông Hà Đăng Thuận (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) thu về hơn 2 tỷ đồng từ trồng sầu riêng, cà phê, bơ, mít. Ảnh: Hoàng Minh



Phát đạt nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Khi chưa ứng dụng công nghệ hiện đại, gia đình ông Thuận thường phải thuê nhiều lao động chăm sóc, thu hoạch cây trồng. Vậy nhưng, khi thu hoạch thường bị thương lái ép giá. Từ khi ứng dụng công nghệ hiện đại, gia đình ông Thuận biết rõ nhiệt độ trong vườn cây, độ ẩm của hạt cà phê, thấy rõ những gì trong vườn nhà, chỉ ra vườn rẫy khi thật cần thiết… Nhờ thế mà tiết giảm nhân công; năng suất, sản lượng, giá trị các loại sản phẩm nông nghiệp tăng đều hàng năm. Năm 2022, gia đình ông thu hơn 2 tỷ đồng từ sầu riêng, cà phê, mít, bơ… Ông còn được bầu làm Chủ nhiệm Nông hội sầu riêng xã Ia Pếch và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

Ông Thuận nhẩm tính: “Nếu giá cả thu mua nông sản cải thiện thì tổng thu nhập của gia đình tôi sẽ tăng lên 3 tỷ đồng vào năm 2023. Gia đình tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường đầu tư chăm sóc sầu riêng Monthong Thái Lan, liên kết sản xuất kinh doanh với các đối tác để tiến tới xuất khẩu”.

Còn nhờ áp dụng công nghệ hiện đại mà anh Tuấn dễ dàng lên mạng internet tìm kiếm thông tin thị trường, tương tác với khách hàng và livestream để tiếp thị, bán các loại sản phẩm nông sản an toàn canh tác thủy canh như rau củ, dưa lưới ruột xanh, dâu tây… Ngày cao điểm, anh xuất bán cả chục tấn nông sản, thu về hàng trăm triệu đồng thông qua mạng xã hội. Anh đang liên kết với các hộ nông dân sản xuất các loại rau an toàn ở các xã, phường: Biển Hồ, Thống Nhất, Chi Lăng (TP. Pleiku). Bà Phạm Thị Phượng-Chủ tịch Hội Nông dân phường Thống Nhất-thông tin: “Anh Tuấn là người tiên phong tìm tòi, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh rau quả an toàn. Phường đã vận động anh tham gia thành lập hợp tác xã để tập hợp, hướng dẫn bà con nông dân làm nông trại kết hợp với du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương”.

Các cuộc cách mạng công nghiệp đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống-xã hội, trong đó chuyển đổi số là xu thế tất yếu đối với nông nghiệp và nông dân. Ông Võ Anh Tuấn-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-cho biết: “Gia Lai hiện có hơn 184.000 hội viên nông dân, trong đó hơn 64.000 hộ hội viên sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Hầu hết cán bộ, hội viên đã kết nối với các website, Fanpage, Zalo, Facebook... của các tổ chức Hội và cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh”.

 

HOÀNG MINH

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.