Nón ngựa miền di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh, nhẹ nhàng ấy.

Người khâu nón giữa làng

Tỉ mẩn từng mũi kim đường chỉ, nhẹ nhàng với từng lớp lá và nan nón, cẩn trọng với từng màu sắc của quai nón, ông lão Đỗ Văn Lan ở cái tuổi ngoài thất thập đã có gần 60 năm cặm cụi như thế. Nghề đan nón ngựa ở làng Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có những thế hệ người như ông Lan, cần mẫn đan nón giữa làng gần 400 năm qua. Từ những chiếc nón ngựa bịt bạc hay đồng được dùng cho giới quý tộc, quan lại khi cưỡi ngựa. Những chiếc nón độc đáo này là sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của người dân xứ Nẫu.

Gần 400 năm suy thịnh của nón ngựa, chưa bao giờ người làng ngơi nghỉ đan nón.

Gần 400 năm suy thịnh của nón ngựa, chưa bao giờ người làng ngơi nghỉ đan nón.

Vừa khâu nón, vừa thầm thì như kể chuyện với tiền nhân, ông Lan kể ngày xưa, nón ngựa được làm ra chủ yếu để phục vụ vua, quan. Ngày xưa, những nghệ nhân ở đây làm ra chiếc nón này chủ yếu để phục vụ cho vua, quan đội khi ngồi trên lưng ngựa. Đặc biệt vào thời Vua Quang Trung, nón ngựa Phú Gia đã gắn liền với đội quân thần tốc Tây Sơn. Các họa tiết thêu trên mỗi chiếc nón cũng khác nhau, tương ứng với chức vụ, phẩm hàm của người đội nón. Mỗi mẫu hoa văn trên nón sẽ thể hiện thứ bậc của người đội trong xã hội thời bấy giờ. Chẳng hạn như người có chức vị từ xã trưởng trở lên sẽ đội nón ngựa có chụp chóp bằng đồng hay bạc chạm trổ hình dáng của long, lân, quy, phụng. Hay như giới thượng lưu, địa chủ sẽ sử dụng các loại nón có tùng, cúc, trúc, mai nhằm biểu trưng cho sự thanh tao, đài các. Ở Phú Gia thời trước, ngày cưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể đội nón đi ngựa còn nhà nghèo cũng cố sắm vài đôi nón ngựa cho cô dâu, chú rể đội trong ngày trọng đại này.

Gắn bó với nghề khi chỉ mới 12 tuổi, nghệ nhân Đỗ Văn Lan được xem là “cao thủ” trong nghề làm nón ngựa xứ này. Gia đình ông đã trải qua 5 đời làm nghề nón ngựa. Đã 72 tuổi mà ông còn tinh tường lắm. Có vậy, ông mới đảm nhiệm được vai trò “người giữ lửa” cho làng nghề nón ngựa Phú Gia đã có gần 400 năm tuổi này. Tương tự ông Lan, bà Trần Thị Kéo cũng là một nghệ nhân làm nón ngựa ở Phú Gia. Bà đã làm nghề này cùng với cha mẹ từ hồi 15 tuổi tới bây giờ. Hiện nay, bà đã 85 tuổi và tiếp tục truyền nghề cho con cháu.

Làng nón Phú Gia hồi sinh, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Làng nón Phú Gia hồi sinh, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Gần 400 năm suy thịnh của nón ngựa, chưa bao giờ người làng ngơi nghỉ một ngày đan nón. Ở đâu trong làng cũng bắt gặp người đan nón, từ công đoạn này tới công đoạn kia, từ người trẻ tới người già đều biết làm. Có lẽ, hiếm có một làng nghề nào mà người làng phấn khởi đến như thế khi không cần phải đau đáu đi tìm truyền nhân. Làng này, từ nhỏ những đứa trẻ đã học cách làm nón, học cách chế tác nguyên liệu và cứ thế từng năm từng năm, những bàn tay khéo léo hơn, những ngón tay nhuần nhuyễn hơn và sức sống của những chiếc nón được từng lớp người thay nhau nuôi lấy, như nuôi sự sống của cả làng. Những người như ông Lan, bà Kéo, bà Nguyễn Thị Tâm với kinh nghiệm hơn nửa thế kỉ đan nón, đã nắm giữ hết bí quyết của nghề và truyền lại cho lớp sau như thế.

“Nghề làm nón này, tuy không vất vả nhưng phải biết được cái tinh anh, phải có đôi tay khéo léo và sự nhiệt thành học hỏi, vậy mới có thể làm được!”, ông Lan bộc bạch khi khoe chiếc nón “gia bảo” là kỷ vật của người mẹ để lại cho ông, cũng chính là những “khuôn mẫu” để ông bắt tay làm những chiếc nón ngựa. Chiếc nón này có tuổi đời hơn một thế kỷ và được sử dụng liên tục 45 năm. Chiếc nón không chỉ đẹp vì đường nét, mà còn vì ánh lên từ đó màu thời gian của đời người.

Không giống những chiếc nón bài thơ xứ Huế nổi tiếng với những hoa văn long phượng được lồng ghép cùng những câu thơ, câu văn thơ mộng và mềm mại, chiếc nón ngựa vùng đất võ này có nét mạnh mẽ với những hình ảnh khảng khái, cứng cỏi long, lân, quy, phượng hoặc mai, lan, cúc, trúc hay lưỡng long tranh châu,... Để làm được những chiếc nón ngựa truyền thống rất công phu, người thợ thủ công phải dụng công từ 3 đến 5 ngày hoặc nếu làm những mẫu phức tạp phải mất cả tháng để hoàn thành. Nguyên liệu chính là lá cọ, cây giang và rễ dứa.

Những nguyên liệu này được tìm mua từ vùng núi Vĩnh Thạnh hay vùng An Khê (Gia Lai) và nhiều vùng khác xung quanh. Nón ngựa không giống nón lá thông thường bởi kết cấu đặc biệt, quá trình làm ra một chiếc nón ngựa sẽ rơi vào khoảng 10 công đoạn chính, trong đó công đoạn như tạo sườn mê, thắt nan sườn, lợp lá, thêu hoa văn là khó nhất.

Nón ngựa Phú Gia giữ được vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón lá Việt và gửi gắm trong đó những câu chuyện lịch sử.

Nón ngựa Phú Gia giữ được vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón lá Việt và gửi gắm trong đó những câu chuyện lịch sử.

Điều đặc biệt hơn đó là việc thêu thường do những nghệ nhân lớn tuổi, lành nghề thực hiện. Đối với loại nón ngựa làm bắt mắt hơn thì trên đỉnh nón được gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long, lân, quy, phượng. Quai nón được làm bằng những dải lụa đỏ hoặc xanh, chỗ dưới cằm có chỏm tua. Bước cuối cùng là bước quyết định tính thẩm mĩ của chiếc nón. Các nghệ nhân thực hiện thêu họa tiết, lúc này bề mặt chiếc nón như một khung tranh nghệ thuật. Từng nét vẽ như chứa đựng cả tấm lòng, niềm tự hào của họ, thể hiện qua sự tỉ mỉ và tinh tế. Đây cũng chính là điểm đặc biệt của chiếc nón ngựa làng nghề Phú Gia mà không nơi nào có được.

Cũng chính nhờ những mẫu họa tiết này mà khi đội trên đầu, nón ngựa Phú Gia vừa có nét cao sang quý phái, vừa trang nhã, mềm mại. Nón lá của làng nghề nón ngựa Phú Gia thực sự là “kiệt tác”, chúng không chỉ giữ được vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón lá Việt mà còn gửi gắm vào đó những hình ảnh lộng lẫy, những câu chuyện lịch sử oai hùng của đất nước.

Sức sống trăm năm

Thịnh suy của một làng nghề truyền thống là điều khó tránh khỏi, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường. Nhưng, với Phú Gia, với những người như ông Lan, bà Kéo, bà Tâm và người làng thì những nỗ lực không biết mệt mỏi hàng chục năm trời đã giúp cho làng nghề giữ được và phát triển hơn. Mấy trăm năm qua, người làng Phú Gia vẫn giữ nghề như thế, với từng công đoạn làm nón khắt khe và chặt chẽ. Để làm xong chiếc nón tốn rất nhiều thời gian, tâm sức của nghệ nhân. Và, tất nhiên, giá trị của chiếc nón bao gồm cả sự tỉ mỉ, sáng tạo của nghệ nhân, đến những giá trị lịch sử, văn hóa và cả những giá trị vật chất là các chóp bạc, đồng... Vì vậy, giá của nón ngựa cũng cao hơn các loại nón khác. Từ vài trăm ngàn đồng tới vài chục triệu đồng một chiếc, cá biệt có những chiếc nón được đặt riêng, làm công phu và thời gian lên tới cả tháng trời, giá trị lên tới hơn 50 triệu đồng.

Đó là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, như giữ lại nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước. Khách du lịch về Bình Định thường tìm về làng Phú Gia mua nón ngựa như mua một tác phẩm nghệ thuật độc đáo để làm kỷ niệm. Cũng như nhiều hộ gia đình khác, gia đình ông Lan với 6 thợ là người trong nhà và 14 lao động thuê làm thường xuyên, mỗi năm sản xuất khoảng 500 chiếc nón ngựa có giá từ 300 ngàn đồng đến 3 triệu đồng mỗi chiếc. Nón của gia đình ông Lan làm ra chủ yếu cung ứng cho khách hàng trong nước đặt mua để phục vụ khách du lịch.

Gắn bó với nghề khi mới 12 tuổi, nghệ nhân Đỗ Văn Lan được xem là “cao thủ” làm nón ngựa.

Gắn bó với nghề khi mới 12 tuổi, nghệ nhân Đỗ Văn Lan được xem là “cao thủ” làm nón ngựa.

Một điều đặc biệt, đó là ngoài thôn Phú Gia thì những thôn lân cận của xã Cát Tường, như thôn Kiều Đông, Xuân Quang cũng làm các công đoạn liên quan đến nghề nón. Tất cả xoay vòng các công đoạn để cùng tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị trăm năm còn tồn tại như vậy. Hiện nay, ngoài những chiếc nón ngựa truyền thống, các nghệ nhân còn chế tác ra nhiều loại nón cách tân, được nhiều du khách trong và ngoài nước chọn mua khi đến với đất võ Bình Định. Bên cạnh đó, vẫn có những hộ gia đình làm nón lá truyền thống.

Làng nghề nón ngựa Phú Gia là niềm tự hào của người dân đất võ Bình Định cũng như dân tộc Việt Nam. Hình ảnh chiếc nón mang bao ý nghĩa về một thời đại lịch sử hào hùng và thăng trầm phát triển văn hóa mĩ nghệ của dân tộc. Làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống, đạt danh hiệu Làng nghề tiêu biểu Việt Nam và được chọn xây dựng mô hình Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam. Mỗi tuần có gần 1.000 chiếc nón ngựa Phú Gia được xuất đi các tỉnh, thành khắp cả nước để phục vụ đời sống hoặc bán cho khách du lịch làm quà lưu niệm.

Mấy năm gần đây, khi du lịch phát triển, làng nón Phú Gia cũng sống dậy. Nhờ thế, nghề làm nón đã tạo ra được nhiều việc làm cho lao động địa phương khi toàn xã hiện có khoảng 320 hộ với trên 700 lao động làm nón. Doanh thu mỗi năm từ làng nghề chiếm 44% tổng thu nhập của địa phương. Có nhiều hộ làm các nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề làm nón, đã xây dựng được nhà cửa khang trang, nhiều hộ nghèo đã vươn lên ổn định cuộc sống.

Để phát triển làng nghề, trong 5 năm qua, xã Cát Tường đã đầu tư làm đường bê tông vào đến tận làng nón, xây dựng nhà trưng bày sản phẩm nón ngựa. Ngoài ra, xã cũng đã lập dự án hỗ trợ các hộ đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Và, trước sức sống trăm năm ấy, mới đây, ngày 9/4/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định đưa nghề thủ công truyền thống - nghề chằm nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ông Đỗ Xuân Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát cho biết, thời gian qua chính quyền các cấp đã hỗ trợ bà con lập nhiều dự án vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mở rộng quy mô sản xuất; tìm cách kết nối với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học để hỗ trợ bà con về ứng dụng kỹ thuật mới, kể cả cách thức bán hàng. Với việc được chọn đầu tư làm làng văn hóa du lịch của tỉnh cùng với việc nghề làm nón ngựa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, người dân có thêm cơ hội lớn, trước tiên là nghề nón. Các cấp chính quyền luôn tìm mọi cách để hút các nguồn vốn, tìm cơ hội quảng bá cho làng nón Phú Gia. Quan trọng hơn, các thế hệ nghệ nhân đã tạo nên sức sống bền bỉ cho làng nghề Phú Gia.

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.