Nokia chọn Việt Nam là trung tâm trong chuỗi sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

Nhà máy ở Bắc Ninh sẽ là nơi lắp ráp tổng thể thành những chiếc điện thoại Nokia hoàn chỉnh. Theo kế hoạch, phần lớn sản phẩm sẽ được xuất khẩu

Nokia vừa chính thức khởi công nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Khu công nghiệp - đô thị VSIP Bắc Ninh.

Nhà máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh sẽ là cấu phần quan trọng trong hệ thống sản xuất toàn cầu chứ không phải cơ sở riêng biệt của Nokia. Bà Mary McDowell - Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh điện thoại di động của Nokia, nhân vật cấp cao chỉ đứng sau CEO Stephen Elop khẳng định với báo giới ngày 23-4.

Theo bà Mary McDowell, Nokia luôn tin tưởng vào chiến lược riêng, khác biệt so với các đối thủ, đó là "chiến lược chuỗi cung ứng toàn cầu". Trong chuỗi cung ứng toàn cầu này, Nokia muốn tận dụng hết mọi ưu thế của các cơ sở sản xuất trên phạm vi toàn thế giới, và đối với nhà máy ở Bắc Ninh, mục tiêu của công ty là tập trung vào sản xuất các thiết bị điện thoại di động cơ bản.

"Tôi xin nhấn mạnh rằng, chiến lược của Nokia xây dựng nhà máy ở Bắc Ninh là nằm trong chiến lược toàn cầu, như là một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu", bà Mary McDowell nói.

Dự án Nhà máy Sản xuất điện thoại di động Nokia tại Bắc Ninh được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 11-2011, với tổng vốn đăng ký 302 triệu USD và được động thổ xây dựng nhà máy từ đầu tháng 2-2012.

Nhà máy ở Bắc Ninh sẽ là nơi lắp ráp tổng thể thành những chiếc điện thoại hoàn chỉnh. Tất cả điện thoại di động của Nokia sẽ đáp ứng các nhu cầu của người dùng từ sản phẩm sơ cấp, trung cấp đến cao cấp. Từ đây, sản phẩm của nhà máy sẽ trực tiếp cung cấp cho thị trường trong nước, khu vực cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo kế hoạch, phần lớn sản phẩm của nhà máy Nokia Bắc Ninh sẽ được xuất khẩu, với tỷ trọng tăng dần (dự kiến tăng từ mức 80% của năm đầu tiên đi vào hoạt động lên 92% trong năm kế tiếp, và lên tới 95% một năm sau đó, khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định). Công suất của nhà máy khi đó có thể đạt 45 triệu sản phẩm/quý, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 nhân công.

Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Nokia dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2013.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.