Nối lại nhịp đập con tim

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, xây dựng đội ngũ trình độ cao, Bệnh viện Trung ương Huế từng bước làm chủ công nghệ ghép tim, mang lại hy vọng sống cho nhiều người
Trời chưa hửng sáng, cửa phòng làm việc của bác sĩ (BS) Trần Hoài Ân, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện (BV) Trung ương Huế, vang lên tiếng gõ dồn dập, rồi tiếng nói vọng vào: "Bác sĩ ơi, coi giúp người nhà em với!". Vị bác sĩ có dáng người cao to, giọng nói ấm áp liền khoác vội chiếc áo blouse mở cửa chạy đi. Sau khi thăm khám, ông trấn an: "Bệnh nhân chẳng có vấn đề gì lớn đâu. Hơi mệt một chút thôi".
Làm chủ kỹ thuật cao
Vừa bước về phòng, mới nhấp ngụm nước trà, tiếng gõ cửa phòng làm việc của ông lại dội vào. Một phụ nữ nói giọng Hà Tĩnh trình bày: "Thưa bác! Chồng em bị bệnh hở van tim, trung tâm chỉ định mổ nhưng do chưa nộp giấy tờ BHYT nên dừng lại. Gia đình em vừa mới bổ sung kịp sáng nay, nhờ bác lên lịch mổ sớm". "Quá tốt rồi. Chủ nhật này mổ nhé!" - vị bác sĩ trả lời.
Nghe câu đó, người phụ nữ thở phào nhẹ nhõm, khuôn mặt vui hẳn lên. Tôi hỏi sao chủ nhật cũng phẫu thuật, BS Trần Hoài Ân chỉ trả lời ngắn gọn: "Người ta ở quê xa xôi, tiến hành sớm chừng nào họ mừng chừng đó".
Hơn 30 năm trong nghề, BS Trần Hoài Ân đã tiếp cận không biết bao nhiêu bệnh nhân. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng theo BS Ân, dù họ nghèo hay giàu thì đội ngũ y - BS cũng rất tận tâm, tận lực chữa trị.
 
GS Phạm Như Hiệp (bìa trái) cùng ê-kíp phẫu thuật tạm nghỉ ngơi sau ca ghép tim thành công ngày 27-1 Ảnh: XUÂN THỊNH
BV Trung ương Huế phẫu thuật tim kín đầu tiên vào năm 1986, đến năm 1998 mổ tim hở nhưng mãi đến năm 2007, Trung tâm Tim mạch thuộc BV mới được thành lập trên nền tảng kết hợp nhiều khoa khác. Với đội ngũ y - BS được đào tạo tại các trung tâm tim mạch lớn trong nước và thế giới, hoạt động theo cơ chế hiện đại, Trung tâm Tim mạch mỗi năm can thiệp tim mạch cho khoảng 4.000-5.000 ca bệnh với những kỹ thuật mới như stent graft động mạch chủ ngực - bụng, kỹ thuật ôxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO) đầu tiên của cả nước...
Vào tháng 3-2011, lần đầu tiên BV tiến hành thành công một ca ghép tim do chính đội ngũ các y - BS Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, BV đã thực hiện 5 ca ghép tim thành công cho các bệnh nhân suy tim. Trong số này có 3 ca xuyên Việt mà quả tim được lấy và vận chuyển từ Hà Nội bằng đường hàng không vào Huế.
Trong những chuyến hành trình này, BS Trần Hoài Ân thường tham gia cùng ê-kíp BV đi lấy tim. Đó là những chuyến công tác đặc biệt đối với các BS. "Một quả tim hiến tặng chứa đựng niềm tin của người hiến, niềm hy vọng của bệnh nhân chờ ghép nên chúng tôi luôn cố gắng thực hiện thành công" - BS Ân chia sẻ.
Ông N.V.T (53 tuổi, trú tại tỉnh Thừa Thiên - Huế) là một trong nhiều bệnh nhân được ghép tim tại BV Trung ương Huế. Sau hơn 8 tháng được ghép tim, cuộc sống của ông T. đã trở lại bình thường.
Ông bị suy tim từ nhiều năm, hoàn cảnh gia đình khó khăn, đã chạy chữa nhiều nơi và tưởng chừng hết hy vọng. "Cuộc đời tôi như được tái sinh nhờ sự hiến tặng của người đã khuất và sự tận tâm của đội ngũ y - BS BV" - ông tâm sự.
Nhắc đến những thành công đó, BS Trần Hoài Ân khẳng định đó là một trong những cống hiến lớn của trung tâm, góp phần mở ra cơ hội, cuộc sống mới cho những bệnh nhân suy tim nặng. Đến nay, BV đã tiếp nhận, điều trị cho khoảng 20 bệnh nhân thường xuyên chờ ghép tim.
"Hãy hiến tặng nguồn tạng cho chúng tôi"
Đang bận họp Quốc hội tại Hà Nội nhưng GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng Ghép tạng BV Trung ương Huế, đã xin tạm dừng họp để trực tiếp chỉ đạo ca ghép tim xuyên Việt thành công thứ hai của BV.
Đó là vào tháng 6-2018. Lần đầu tiên, các BS của BV ra Hà Nội nhận tim từ người hiến để đưa về ghép cho bệnh nhân. Để ghép tim xuyên Việt thành công thì yếu tố tiên quyết là chất lượng tim phải bảo đảm. Điều này đòi hỏi sự tổ chức đồng bộ, ăn ý giữa ê-kíp đi lấy tim, vận chuyển trên máy bay, đón nhận tim từ sân bay, triển khai chăm sóc bệnh nhân tại chỗ...
 
Bệnh nhân hồi phục sau khi được ghép tim vào ngày 27-1 Ảnh: XUÂN THỊNH
"Ở nước ngoài, bệnh viện có máy bay riêng để vận chuyển nhưng mình đâu có tiền làm như vậy. Do đó, BV, Ủy ban Điều phối ghép tạng quốc gia đã nghĩ ra cách vận chuyển bằng đường hàng không dân dụng. Điều này phụ thuộc vào chuyến bay, hành khách, chính quyền địa phương. Thừa Thiên - Huế có ít chuyến bay ra vào Hà Nội nên chúng tôi luôn định hướng luồng đi là sân bay Đà Nẵng. Dù vất vả nhưng rất vui vì góp phần mang lại sự sống cho các bệnh nhân" - GS Phạm Như Hiệp kể.
GS-TS Phạm Như Hiệp cho biết để tiến hành ghép tim nói riêng và ghép tạng nói chung được triển khai thành công thì từ những năm 1990, BV đã chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, kết nối với các trung tâm lớn trong nước và thế giới.
Năm 2001, BV là đơn vị thứ ba trên toàn quốc tiến hành ghép thận có hiệu quả, từ đó triển khai rất nhiều hoạt động như đào tạo nguồn nhân lực, bổ sung cơ sở vật chất, hoàn thiện quy trình ghép tạng. Nhiều ê-kíp BS được cử sang học ở Pháp, Mỹ về ghép thận, đặc biệt là ghép tim.
Vì vậy, theo GS-TS Phạm Như Hiệp, BV hiện có đội ngũ y khoa trình độ cao về hóa sinh, vi sinh, huyết học, tim mạch... để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân, hệ thống miễn dịch, các bệnh lý đi kèm trước khi ghép. Bên cạnh đó, đội ngũ nội khoa thực hiện việc điều trị chống thải ghép, xử lý các biến chứng sau ghép luôn được trau dồi kỹ thuật, nghiệp vụ. Chính vì sự chuẩn bị đồng bộ như vậy nên công tác ghép tim của BV tiến hành rất thuận lợi.
"Tất cả kỹ thuật y khoa tại các trung tâm lớn chúng tôi đều thực hiện được. Tuy nhiên, vấn đề khó nhất hiện nay là nguồn tạng hiến. Chúng tôi mong muốn ngày càng nhiều người hiến tạng bởi khi mình chết nếu còn một phần thân thể vẫn sống thì đó là niềm hạnh phúc lớn cho gia đình họ và niềm hy vọng sự sống của rất nhiều người khác" - GS-TS Phạm Như Hiệp tâm sự. 
Chi phí rẻ hơn

BS Trần Hoài Ân cho biết các bệnh nhi đến BV Trung ương Huế điều trị được miễn 100% chi phí, người lớn giá dịch vụ chỉ bằng 1/5 - 1/3 so với những nơi khác. Đến nay, trung tâm đã chứng minh năng lực bằng những tiến bộ vững chắc, trở thành một trong những trung tâm đi đầu trong cả nước về lĩnh vực phẫu thuật, can thiệp tim mạch và lồng ngực.

Kỳ tới: Cứu người trước cửa tử
Quang Nhật (Người lao động)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Từ vùng đất hoang hoá, kém màu mỡ, vợ chồng cụ bà 73 tuổi đã phủ màu xanh cho đất, và thu tiền tỷ từ việc khai thác tiềm năng loài tre bốn mùa. Diện tích tre bốn mùa của gia đình bà trở thành đặc sản “độc nhất vô nhị” ở tỉnh Đắk Nông.

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng tôi cũng giống như bao làng khác ở Việt Nam. Ngày xưa, làng có tên Thi Phổ Nhứt, được mệnh danh là 'tiểu Đồng Nai' vì ruộng làng tôi là nhất đẳng điền, lúa cấy xuống vươn lên xanh ngát một màu. Vụ mùa cũng như vụ chiêm, lúa thu hoạch mỗi sào tính bằng nhiều giạ. Không thua gì lúa Đồng Nai.

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Không phải chỉ miền Tây Nam bộ mới là vùng sông nước, Sài Gòn - TP.HCM là thành phố dọc ngang kênh rạch, là nơi từng dày đặc những bến đò. Cùng với sự hình thành và phát triển đô thị, những chuyến đò ngang, đò dọc đã trở thành phần không thể tách rời với tầng lớp thị dân.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Cuối tuần, các em học sinh học nội trú lại trở về thôn Làng Nủ và nỗi nhớ bạn càng thêm quay quắt. Cậu học sinh Ma Trường Quyền vẫn mơ thấy người bạn thân, nhưng khi tỉnh dậy lại buồn vì bạn đã mất rồi.
Tìm lại tên cho đồng đội

Tìm lại tên cho đồng đội

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.
Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.