Nơi khởi nghiệp của một thế hệ làm báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hai ngày sau khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn), trung tuần tháng 6-1993, tôi quyết định mang tờ giấy công nhận tốt nghiệp tạm thời lên Gia Lai tìm việc. Được sự giới thiệu của các bậc đàn anh đi trước, nơi đầu tiên tôi tìm đến là Báo Gia Lai. 
Sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận, anh Nguyễn Tiến Dũng-Trưởng phòng Trị sự dẫn tôi đến Phòng Phóng viên nhận việc và về số 27 Cù Chính Lan để ổn định chỗ ở vì khu tập thể 33 Hùng Vương đã kín người.
Lúc tôi đến, căn nhà số 27 Cù Chính Lan là nơi cư trú của gia đình chị Võ Thị Kim Xuân-một cán bộ của cơ quan đã nghỉ theo chế độ mất sức. Tôi được bố trí ở cùng anh Võ Thành Thất trong một căn phòng thấp lè tè, ẩm mốc cạnh cái bể nước cuối căn nhà. Tuy tạm trú tại 27 Cù Chính Lan, nhưng hàng ngày, sau khi rời trụ sở cơ quan, tôi vẫn thường lân la sang khu 33 trò chuyện, học hỏi kinh nghiệm viết lách từ các anh chị đi trước.
Trước tháng 11-1993, Báo Gia Lai sở hữu một xí nghiệp in báo với công nghệ tipo. Vì vậy, khu tập thể 33 Hùng Vương không chỉ là nơi cư trú của anh em làm báo mà còn có cả công nhân in. Để hội nhập với xu thế phát triển của báo chí cả nước, cuối năm 1993, Ban Biên tập quyết định chuyển từ công nghệ in tipo sang in offset. Để có được công nghệ ấy, Ban Biên tập đề nghị Tỉnh ủy cho phép tạm thời in báo tại Bình Định và giải thể Xí nghiệp In Báo Gia Lai. Sau đó, lãnh đạo cơ quan cũng tiến hành các bước giải quyết chế độ chính sách cho số anh em công nhân Xí nghiệp In Báo Gia Lai, trong đó có việc sắp xếp lại khu tập thể. Xuất phát chủ trương đó mà sang năm 1994, tôi được bố trí một phòng tập thể tại khu 33 Hùng Vương.
Khu 33 Hùng Vương hiện nay. Ảnh: Đức An
Khu 33 Hùng Vương hiện nay. Ảnh: Đức An
Theo lời kể của các tiền bối, trước khi trở thành khu tập thể dành cho cán bộ, viên chức trong cơ quan, nhà số 33 Hùng Vương là trụ sở của Báo Gia Lai-Kon Tum. Đó là ngôi nhà rất đẹp với khoảnh sân phía trước và lối đi rất rộng bên phải theo hướng từ mặt đường vào. Từ ngày trở thành khu tập thể, ngôi nhà được “thiết kế” lại để phát huy công năng và phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt của cán bộ, viên chức nghèo. Lúc tôi mới sang, khu tập thể gồm có gia đình chị Nguyễn Thị Dung, anh Võ Thành Thất, anh Nguyễn Văn Chương, anh Nguyễn Văn Thịnh (đã mất) và gia đình anh Lê Đình Ninh. Thời gian sau này, Ban Biên tập bố trí thêm gia đình anh Hoàng Anh Phượng, anh Nguyễn Ngọc Tấn, Trần Đăng Lâm và Văn Thế Dũng.
Hơn 10 năm sống ở khu tập thể 33 Hùng Vương là những ngày tháng đáng nhớ nhất đối với tôi. Tại đây, tôi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và những kỷ niệm không thể nào quên trong chặng đường khởi nghiệp với con chữ trên báo. Với hệ số lương khởi điểm 1,86 tương đương 90 ngàn đồng/tháng, những sinh viên mới ra trường như chúng tôi phải chi tiêu cực kỳ dè sẻn cho miếng cơm, manh áo, ly cà phê sáng, bữa rượu đêm đến trả tiền xe ôm, xe đò, thậm chí những chuyến về thăm “một nửa” của mình còn đang học tập hay làm việc dưới đồng bằng. Thiếu thốn nên “chỉa” nhau điếu thuốc, “bắt” nhau ly cà phê hay nợ quán là chuyện lưu cữu từ tháng này qua năm khác.
Tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng khu 33 luôn tự hào vì ở đó tuyền là những người được học hành tử tế, lại là nhà báo hẳn hoi. Mà đã mang danh trí thức thì phải ứng xử cho ra cái anh có chữ. Thành thử, mỗi câu nói, hành động đều phải cân nhắc, không làm ảnh hưởng đến cơ quan, nghề nghiệp. Ban ngày, khu tập thể gần như vắng bóng người vì anh em còn phải lặn lội tìm kiếm thông tin ở cơ sở. Tối đến, mỗi người một góc riêng, vắt óc trên trang viết hoặc bàn phím máy đánh chữ để có tác phẩm cho ngày hôm sau. Tuổi trẻ say nghề nên những “câu chuyện nghiệp vụ” được mang ra mổ xẻ mọi lúc, mọi nơi. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi cống hiến hết mình vì cái nghề mình lựa chọn.
Chính vì nghèo, yêu nghề và nhiều thứ đặc biệt khác nên khu 33 đã thu hút sự quan tâm của lãnh đạo cũng như những người còn lại trong cơ quan. Còn nhớ, cứ mỗi lần thiếu tin bài thì chị Đặng Thị Thu Hà-Tổng Biên tập khi ấy lại la toáng: Kiểm tra xem mấy ông khu 33 đi đâu, làm gì? Căn ke, theo sát, thậm chí giám sát thường xuyên nhưng chị cũng là người luôn dành sự quan tâm rèn luyện, nuôi dưỡng các nhà báo trẻ. Biết đời sống anh em khó khăn, thiếu thốn nên thỉnh thoảng, Ban Biên tập xuất kinh phí mua tặng từ chiếc ấm đun nước, bộ bình trà đến chiếc áo mặc trên người. Cũng nhờ sự quan tâm sâu sắc của cơ quan, đồng nghiệp mà cuộc sống của những nhà báo trẻ như chúng tôi dần ổn định, phát triển cả trong nghề nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư.
Có thể nói, thời gian tồn tại của khu tập thể 33 Hùng Vương so với bề dày truyền thống 75 năm Báo Gia Lai quả là rất ngắn. Song, nó xứng đáng được gọi là nơi khởi nghiệp của thế hệ làm báo chúng tôi.
DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.