Nợ 40 triệu từ sơ sinh đến người già trong cả đống tiền không tiêu nổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với 4 triệu tỉ đồng nợ công thì từ sơ sinh cho đến già lão, mỗi người sẽ gánh hơn 40 triệu đồng nợ công - tính toán của Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng.

 Trong khi vay nợ nước ngoài đang tạo áp lực gánh nợ rất lớn thì rất nhiều công trình xây dựng cơ bản đang không thể giải ngân. Trong ảnh: Tuyến metro số 1 đến tháng 6 mới giải ngân được 4,3%/. Ảnh: Minh Quân
Trong khi vay nợ nước ngoài đang tạo áp lực gánh nợ rất lớn thì rất nhiều công trình xây dựng cơ bản đang không thể giải ngân. Trong ảnh: Tuyến metro số 1 đến tháng 6 mới giải ngân được 4,3%/. Ảnh: Minh Quân



“Có lần cử tri chất vấn: Tại sao họ không làm gì mà con họ phải gánh 30 triệu đồng nợ công?”. Ông Dũng bắt đầu phát biểu bằng một câu hỏi. Và câu trả lời là giờ, từ 30 triệu mỗi người đã tăng lên 40 triệu đồng.

Đúng là có nhiều vấn đề, có nhiều câu chuyện buồn từ “đống nợ” này.

Vấn đề ở chỗ số trả nợ trực tiếp đến 2021 sẽ là 368.000 tỉ đồng, chiếm 27,4% thu ngân sách. Tức là cứ thu được 100 đồng thì 27,4 đồng trả nợ.

Câu chuyện buồn, là vì nợ nần chồng đống, trong khi chi thường xuyên vẫn tới 63,4%. Và “chi đầu tư phát triển là một câu chuyện buồn của năm 2020”.

Nhưng bi kịch không phải, không chỉ là ở đống nợ. Bi kịch là vay về rồi tiêu không nổi.

Có một chi tiết không ngẫu nhiên. Trong chỉ 3 tháng qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 3 lần thúc giục việc giải ngân đầu tư công.

Trong bối cảnh dịch bệnh, giải ngân đầu tư công chính là việc nhà nước đứng vai trò hộ chi tiêu, đưa dòng tiền vào nền kinh tế mà không gây ra lạm phát, vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa tạo việc làm...

Ai cũng biết thế. Chỉ có điều chúng ta không làm được.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉ lệ giải ngân vốn nước ngoài đến 31.10 chỉ ước đạt 18.089 tỉ, tức là chỉ được hơn 30% so với kế hoạch.

Tại sao lại có chuyện vô lý, kỳ cục như thế?

Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương có lần nói về một “nút thắt”: Dự án càng lớn, càng khó xây dựng kế hoạch và khó trong việc giải phóng mặt bằng.

Theo ông Phương: Quy trình xin phê duyệt đầu tư rất nhanh, dự án mới ước chừng quy mô đầu tư là đã được phê duyệt, đăng ký vào kế hoạch, xin cấp tiền. Nhưng thực tế thì sao? Không thể tiêu được tiền đó vì chúng ta chưa làm được gì, công tác chuẩn bị đầu tư, khảo sát, tính toán thiết kế chi tiết... còn phải tiếp tục làm, và chắc chắn là nếu không thể có khối lượng công việc nghiệm thu thì không thể giải ngân. Đó cũng là lý do tiền cứ treo hết năm này qua năm khác.

Có một tâm lý mang tính bệnh trạng là “Xin sẵn”, vì sợ đến lượt mình hết vốn. Cho nên, nhiều dự án chưa xong khâu chuẩn bị nhưng đã xin cấp vốn rồi mãi không thể giải ngân.

Thủ tướng đã nói rất rõ rồi: Đơn vị nào giải ngân vốn đầu tư công chậm sẽ bị chế tài. Bởi “không thể để có tiền mà không tiêu được do sự chủ quan, tổ chức thực hiện kém”.

Có lẽ, đã đến lúc cần có một chế tài thật sự, cho những cá nhân cụ thể.

Chứ đấy! Thủ tướng thiếu mỗi nước cầm tay chỉ việc mà tiền cả đống vẫn không tiêu nổi. Trong khi dân “không làm gì”, không vay ai, đang gánh cũng cả đống nợ.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/no-40-trieu-tu-so-sinh-den-nguoi-gia-trong-ca-dong-tien-khong-tieu-noi-851189.ldo

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.