Thu hút mọi nguồn lực phát triển khoa học - công nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 193/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH-CN, ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

cn-9501-425.jpg

Nghị quyết số 193/2025/QH15 nêu rõ, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự nếu gây ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước khi đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định liên quan trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước trong quá trình triển khai đã thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý nhiệm vụ KH-CN, quy trình và nội dung nghiên cứu đã được thuyết minh nhưng không đi đến kết quả như dự kiến thì không phải hoàn trả kinh phí đã sử dụng. Nhiệm vụ KH-CN được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, khi tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH-CN có cam kết về sản phẩm của nhiệm vụ với chỉ tiêu chất lượng chủ yếu cần đạt được.

Đây được xem là những nội dung “cởi trói” cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện nay, nhất là đối với nghiên cứu khoa học cơ bản và việc thực hiện các nhiệm vụ KH-CN do Nhà nước giao, cấp kinh phí. Bởi trước đây, bài toán “nghiệm thu và quyết toán” luôn là trở ngại lớn nhất cho các nhà khoa học. Rất nhiều nhà khoa học đã từng lên tiếng, để hợp thức hóa các khoản chi trong nghiên cứu khoa học theo quy định, buộc phải “kê khống, làm giả” các chứng từ.

Ai cũng biết, nhưng đều phải thực hiện, do quy định như vậy. Với những nội dung mới, rõ ràng, phù hợp với môi trường hoạt động KH-CN cũng như thông lệ quốc tế mà nghị quyết của Quốc hội vừa đưa ra, các nhà khoa học Việt Nam đã có thể yên tâm, tập trung toàn lực cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, không còn phải nặng gánh với nỗi lo chuyện chứng từ thanh quyết toán nữa.

Nghị quyết số 193/2025/QH15 còn các nội dung mới quy định về tài sản là kết quả của việc triển khai nhiệm vụ KH-CN sử dụng ngân sách nhà nước; chỉ định thầu trong quá trình mua sắm tài sản thực hiện các nhiệm vụ, dự án, hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin, chuyển đổi số; sử dụng ngân sách trung ương triển khai các nền tảng số dùng chung; miễn giảm thuế với thu nhập từ hoạt động nghiên cứu khoa học; ưu tiên đầu tư về KH-CN, nhất là những công nghệ chiến lược; doanh nghiệp được phép thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước; việc sử dụng các quỹ phát triển KH-CN…

Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của nghị quyết này. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn nghị quyết này thì đối tượng được ưu đãi được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi có lợi nhất.

Với những quy định mới, khả năng thực thi cao, Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội hướng tới việc tháo gỡ hàng loạt khó khăn hiện hữu trong hoạt động KH-CN ở Việt Nam. Đây cũng chính là việc đổi mới thể chế trong lĩnh vực KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số, như tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đưa ra. Từ đó tạo ra những động lực mới, đặc biệt là thu hút các nguồn lực, cả Nhà nước và tư nhân, trong và ngoài nước cho việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Thực tế chỉ ra, khi có một nền khoa học phát triển với những công nghệ tiên tiến, bắt kịp thời đại, thì mới xây dựng và phát triển được một nền kinh tế mạnh, dựa trên tri thức và giá trị KH-CN.

Đó là bước tiến mà tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới đều trải qua. Với Việt Nam, ưu tiên mọi nguồn lực, cơ chế để phát triển KH-CN; hướng tới đi tắt, đón đầu làm chủ những công nghệ hiện đại, chiến lược là con đường tất yếu để phát triển thành một quốc gia hùng mạnh. KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số không chỉ là nền tảng, mà còn là động lực và phương tiện để Việt Nam thật sự cất cánh, bước vào kỷ nguyên mới; thực hiện thành công những mục tiêu phát triển đất nước đã đặt ra vào năm 2030 và năm 2045.

Theo TRẦN LƯU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

null