Điểm trúng huyệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

'Thay đổi cách ứng xử, xóa bỏ định kiến về kinh tế tư nhân...', chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm đã 'điểm trúng huyệt' một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khối kinh tế tư nhân chưa phát huy hết nội lực để đóng góp vào kinh tế đất nước.

kinh-te-tu-nhan-168026028616163599615.jpg

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế, chính sách đã có cách tiếp cận mới, chuyển từ doanh nghiệp (DN) "được làm những gì pháp luật cho phép" sang "DN được tự do kinh doanh". Có thể nói, đây là bước chuyển quan trọng về mặt chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước với kinh tế tư nhân. Và cũng nhờ thế, khối DN tư nhân đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Tính đến thời điểm hiện tại, khối này đang đóng góp gần 45% vào GDP cả nước, một phần ba ngân sách, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho 85% số lao động cả nước. Từ con số 0, chúng ta đã có hãng xe điện của riêng mình, trở thành nước đi đầu chuyển đổi giao thông xanh trong khu vực Đông Nam Á. Từ phụ thuộc thép nước ngoài, giờ chúng ta đã có DN sản xuất thép đứng thứ 15 thế giới về quy mô; nhiều dự án du lịch của VN được thế giới vinh danh...

Thế nhưng thực tế, vẫn còn rất nhiều phản ánh về thái độ, định kiến trong tư duy và hành động của bộ máy hành chính công trong cách hành xử, ứng xử với kinh tế tư nhân. Chuyện DN gửi văn bản, thư từ xin hướng dẫn, xin gặp lãnh đạo có thẩm quyền nhằm giải quyết các vướng mắc để triển khai dự án vài năm không nhận được phản hồi không hiếm. DN bị chậm hoàn thuế kêu mỏi miệng, thậm chí phải "canh cửa" để xin gặp trình bày rất nhiều. Rồi ăn vặt, lót tay, đi đêm để "bôi trơn", còn không thì thủ tục ì ạch... vẫn phổ biến. Cơ quan nào cũng có đường dây nóng nhưng giải quyết khó khăn của DN thì luôn lạnh lẽo, chậm chạp. Tư duy quản đến đâu phát triển đến đó vẫn tràn lan; chưa kể tình trạng cán bộ sợ ký, sợ trách nhiệm đùn đẩy khiến DN chạy vòng vòng khắp nơi. Minh chứng là dự án chậm tiến độ, dở dang, trùm mền đầy rẫy, gây lãng phí nguồn lực và bào mòn niềm tin của người dân và DN.

Những vấn nạn này khiến môi trường đầu tư, kinh doanh dù liên tục yêu cầu cải cách vẫn thua kém các nước trong khu vực. Quan trọng hơn, bộ máy hành chính công không hiệu quả, tốn kém chi phí, thời gian, công sức, không khơi gợi, phát huy được sức người, sức của vào làm ăn, đóng góp cho đất nước. Thế nên "lực lượng hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể rất lớn, nhưng không muốn lớn, không chịu lớn bởi những ràng buộc, lo ngại về quy định, thủ tục đặt ra", mà Tổng Bí thư chỉ rõ.

Có thể nói, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ "điểm trúng huyệt" những tồn tại trong bộ máy hành chính mà còn thể hiện sự sâu sát, thấu hiểu, chia sẻ với cộng đồng DN. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, việc xóa bỏ các rào cản, định kiến, xây dựng một nền hành chính hiệu quả, năng động, và môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch, chi phí thấp mới thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và làm giàu của mọi thành phần kinh tế trong xã hội.

Tổng Bí thư đã khẳng định "kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất" thì ngược lại, các thiết kế chính sách từ thái độ ứng xử, cung cách phục vụ của các cơ quan quản lý nhà nước với khối này cũng phải thay đổi nhanh nhất, tốt nhất. Phải coi việc tạo điều kiện cho các DN phát triển là trách nhiệm của mình thay vì kìm hãm, nhũng nhiễu DN. Làm được như vậy thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và 2 con số trong các năm tới hoàn toàn có thể đạt được.

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.