Biến lễ hội thành 'đặc sản'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để những lễ hội, sự kiện trở thành "đặc sản" thu hút du khách, ngành du lịch cần chọn lọc rồi quảng bá, xúc tiến dài hơi.

Những ngày cuối tuần qua, người dân và du khách ở TP HCM có dịp tham dự nhiều lễ hội, được hòa mình vào không gian văn hóa, ẩm thực tại Lễ hội Việt - Nhật năm 2025; trải nghiệm những hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Áo dài TP HCM lần thứ 11.

Tại Đắk Lắk, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã bắt đầu hôm qua, 9-3; trong khi ở Bạc Liêu, Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu cũng vừa kết thúc… Năm 2025, TP HCM và hàng loạt địa phương trên cả nước sẽ tổ chức nhiều lễ hội, festival, sự kiện văn hóa - du lịch trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là cơ hội để ngành du lịch bứt phá.

Các lễ hội, sự kiện đã và đang góp phần thu hút thêm khách du lịch đến TP HCM và cả nước. Theo số liệu thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,96 triệu lượt, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2024. Tại TP HCM, Sở Du lịch thông tin trong 2 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đạt hơn 1 triệu lượt, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành du lịch cả nước đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế và 120-130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay. Điều quan trọng không kém là làm sao để du khách chi tiêu nhiều hơn, lan tỏa giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Để những lễ hội, sự kiện trở thành "đặc sản" thu hút du khách, ngành du lịch cần chọn lọc rồi quảng bá, xúc tiến dài hơi và cần phải có những sản phẩm "đinh".

Lễ hội, festival thời gian qua tổ chức rất nhiều nhưng để đưa vào chương trình, sản phẩm du lịch quảng bá hằng năm tới khách quốc tế ở các thị trường xa thì không dễ. Bởi lẽ, du khách châu Âu, Mỹ, Úc… thường đặt tour, sản phẩm dịch vụ trước 6 tháng hoặc cả năm, trong khi lễ hội, sự kiện ở ta chưa cố định được thời điểm tổ chức. Khi chưa có thông tin về thời điểm tổ chức cụ thể, các đối tác quốc tế không dễ đưa vào chương trình quảng bá đón khách.

Để trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn khách quốc tế, ngoài việc "chốt" được thời điểm diễn ra, lễ hội cần được tổ chức quy mô, tầm cỡ, đầu tư nguồn lực xứng đáng. Chẳng hạn, với Lễ hội Áo dài TP HCM - đã được tổ chức nhiều năm qua, cần ấn định thời điểm là vào những ngày đầu tháng 3 hằng năm; kết hợp cuộc thi mặc áo dài đẹp nhất dành cho du khách... Lễ hội Áo dài TP HCM có đầy đủ yếu tố thuận lợi để trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc khi đáp ứng cả yếu tố bảo tồn, phát huy và lan tỏa giá trị truyền thống mà vẫn không kém phần hiện đại.

Cùng với đó, việc quảng bá lễ hội, sự kiện trên các kênh truyền thông quốc tế cũng rất quan trọng. Đơn cử, Lễ hội Bia Oktoberfest tại Đức đã trở thành lễ hội bia lớn nhất thế giới, thu hút đông đảo du khách khắp nơi mỗi năm, một phần cũng nhờ chiến lược quảng bá rầm rộ cả trong lẫn ngoài nước.

Khi lễ hội, festival được nâng tầm, lan tỏa sẽ kích cầu du lịch, thúc đẩy nhiều ngành khác cùng phát triển. Từ đó, mở ra cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận thêm nhiều thị trường, gia tăng cơ hội hợp tác, góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo Thái Phương (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.