Khi người lao động ở trung tâm của đổi mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy lan toả từ trung ương tới địa phương, từ chính quyền tới đoàn thể, việc điều chỉnh là hợp lý, đồng thời cho thấy người lao động luôn được đặt vào trung tâm của sự đổi mới.

Sáng 19/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Sáng 19/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo Kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (gọi tắt là “Kết luận số 75”). Theo đó, Bộ Chính trị cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, ngày 31/12/2024 của Chính phủ (gọi tắt là “Nghị định 178”) và để xử lý một số bất cập về chính sách, chế độ, Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh đối với ba nhóm đối tượng, gồm:

Thứ nhất, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 30 tháng đến 60 tháng thì đủ tuổi nghỉ hưu và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy, còn từ 60 tháng trở xuống thì đủ tuổi nghỉ hưu, bản thân có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự và được cấp có thẩm quyền đồng ý (quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ/-CP).

Thứ hai, cán bộ công chức viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/1/2019 còn đủ 5 năm đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện và lực lượng vũ trang không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị.

Thứ ba, người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và địa phương do tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

Sau hơn 2 tháng “vừa chạy vừa xếp hàng”, tổ chức bộ máy mới ở cấp Trung ương bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2025, cho thấy ngay hiệu quả khi mọi hoạt động vẫn diễn ra trơn tru. Người dân cũng được hưởng lợi ban đầu với quyết định từ tháng 9/2025 trở đi sẽ miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Và công cuộc đổi mới về tổ chức bộ máy vẫn tiếp tục.

Theo Kết luận 127 ngày 28/2/2025 về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (gồm tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều đối tượng chịu tác động và sự ra đời của Kết luận số 75 đã thể hiện rõ tinh thần cầu thị cũng như những điều chỉnh kịp thời của Đảng ta cho phù hợp với thực tiễn, đó là công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy đã lan toả từ Trung ương xuống địa phương, từ chính quyền tới đoàn thể.

Việc điều chỉnh phạm vi và đối tượng theo Kết luận số 75 trước hết là nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. Điều này cho thấy tính nhân văn trong quá trình triển khai công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy: Đảng và Nhà nước ta không chỉ coi việc tinh giản biên chế như một mục tiêu, mà còn đề ra chính sách, điều chỉnh chính sách để bảo vệ quyền lợi của người lao động, bao gồm cả những người chịu ảnh hưởng, lẫn người có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi nhằm tạo điều kiện sắp xếp nhân sự, tinh gọn tổ chức bộ máy. Hơn nữa, những đối tượng này được hưởng những chính sách nổi trội mà các chính sách liên quan trước đây chưa có được như cán bộ, công chức còn đủ 10 năm công tác mà nghỉ hưu trước tuổi sẽ được trợ cấp hưu trí 1 lần và các chế độ chính sách nghỉ hưu trước tuổi, bao gồm hưởng nguyên lương hưu và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi…

Đáng chú ý, Kết luận số 75 một lần nữa nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy phải “giữ lại được người có trình độ, năng lực, có tài năng”, gắn việc “cơ cấu lại” với “nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ phát triển đất nước”. Đây chính là mục tiêu, yêu cầu của công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy.

Phát biểu trong phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội vào sáng 13/2, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Với việc tinh gọn tổ chức bộ máy này, tiết kiệm tiền chỉ là một phần thôi, quan trọng hơn cả là hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả bộ máy, đưa đất nước phát triển lên. Đây là điều mong mỏi nhất". Để tinh gọn bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, theo người đứng đầu Đảng ta, phải xác định rõ đúng chức năng, nhiệm vụ và có hiệu quả. Muốn làm tốt điều đó, trước tiên phải có mô hình tổ chức bộ máy, tiếp đó phải có hệ thống quy định pháp lý, pháp luật để toàn xã hội đồng lòng thực hiện; cùng với đó là bố trí đội ngũ cán bộ bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật.

Như vậy có thể nói Kết luận số 75 một lần nữa cho thấy Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ là “gốc rễ của gốc rễ”. Tinh gọn tổ chức bộ máy cũng không ngoại lệ khi người lao động được đặt vào trung tâm của sự đổi mới. Hơn nữa, với việc Kết luận số 75 hướng tới đối tượng là cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy, còn từ 60 tháng trở xuống thì đủ tuổi nghỉ hưu… thì đây cũng là cơ hội lớn để xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt, tạo đột phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Theo Hà Ngọc/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.