Để doanh nghiệp dù nhỏ nhưng không yếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiếm số lượng lớn nhất, giải quyết nhiều lao động nhất trong nền kinh tế nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn ở thế yếu về nhiều mặt.

Đầu tiên là tiếp cận vốn tín dụng. Có thể nói, đây là vấn đề kinh niên đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) suốt mấy thập niên qua. Bản chất khối này đã yếu về vốn nên hầu hết đều có nhu cầu vay. Thế nhưng khả năng tiếp cận của họ trong mọi kênh đều rất thấp. Đơn cử, nếu các DN lớn có nhiều sự lựa chọn như vay tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu hay huy động trên sàn chứng khoán thì DNNVV "khó toàn tập". Số liệu cho thấy chỉ khoảng 30% trong tổng khối này có thể vay vốn ngân hàng nếu có tài sản thế chấp. Còn phát hành trái phiếu, cổ phiếu là việc ngoài tầm tay. Hệ quả là không ít đơn vị trong những giai đoạn khó khăn hay gặp biến cố phải đi vay nặng lãi ngoài chợ đen để vượt qua cơn nguy hiểm. Nhưng có vượt qua được thì lãi vay cũng "cắn" vào gốc, khiến họ teo tóp dần, từ vừa thành nhỏ, từ nhỏ thành li ti. Cũng không thiếu trường hợp vì không đủ vốn mà phải ngậm ngùi bỏ qua cơ hội.

Tương tự, với tiếp cận đất, tỷ lệ DNNVV, DN siêu nhỏ có đất trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp rất thấp vì quy mô cho thuê không phù hợp với khả năng chi trả của họ. Thế nên, hầu hết DN khối này vẫn tận dụng thuê mặt bằng trong khu dân cư, thuê nhà ở làm nơi sản xuất... Cách này vừa đắt lại bấp bênh, vừa không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe về môi trường, an toàn...

Rồi tiếp cận hạ tầng công nghệ, tiếp cận thông tin, cơ hội tham gia các dự án lớn để nâng cao tay nghề... đều yếu hơn. Thậm chí, ngay cả tiếp cận những chính sách ưu đãi được thiết kế riêng cho khối này cũng không đơn giản vì "cái khó bó đủ đường", đáp ứng được tiêu chí này thì lại hụt điều kiện khác. Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới các gói hỗ trợ không giải ngân được thời gian qua.

Thế yếu của DNNVV như nói trên là vấn đề tuy rất cũ nhưng vẫn luôn mới vì chưa được giải quyết thấu đáo. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mục tiêu 1 triệu DN mà chúng ta đặt ra vào năm 2020 chưa đạt được. Ngược lại, số lượng DN rời bỏ thị trường vẫn cao. Theo thống kê, trong tháng 1 vừa qua có tới 52.800 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra có gần 3.500 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; 2.021 DN đã hoàn tất thủ tục giải thể. Như vậy, tổng cộng số DN rút lui khỏi thị trường là 58.300 DN, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tính cả số DN quay lại hoạt động và DN thành lập mới là hơn 33.400 DN, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Những con số này cho thấy khu vực dân doanh, đặc biệt là khối DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh chúng ta đang huy động sức mạnh tổng lực quốc gia; để mỗi người dân, mỗi DN có thể phát huy tối đa sức người, sức của vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước, việc kiến thiết các cơ chế, chính sách để khối DNNVV, chiếm tới 98% tổng số DN của đất nước, trở nên "nhỏ nhưng mạnh, nhỏ nhưng có võ", là hết sức cần thiết. Còn chính sách gì, thiết kế như thế nào thì đã được đề xuất rất nhiều. Mới nhất, Hiệp hội DNNVV đã có 9 kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ với chủ đề "Nhà nước kiến tạo, DNNVV VN bứt phá trong kỷ nguyên mới" bao quát khá đầy đủ và sát sườn những vấn đề của khối này.

Một chính sách đột phá sẽ giúp DN tư nhân nói chung và khối DNNVV nói riêng đột phá, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.