Lấy quản trị và hỗ trợ làm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đề cập đến nhiệm vụ xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, tại hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.

Do Bộ Tư pháp phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 6-3.

hoi-thao-2207-3136.jpg

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng đã nhấn mạnh yếu tố tiên quyết là phải chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy quản trị, phục vụ phát triển; cần thay thế, loại bỏ các luật không còn phù hợp thay vì chỉ “sửa đổi, bổ sung”, chú trọng xây dựng các luật mới với cách làm mới…

Thực tế, tốc độ xây dựng pháp luật chưa bao giờ nhanh và nhiều như hiện nay. Tính từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội đã thông qua 65 luật, gần 200 nghị quyết của Quốc hội, 5 pháp lệnh và gần 1.400 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong đó chỉ riêng năm 2024 đã thông qua 31 luật. Với công cuộc sắp xếp, tổ chức bộ máy một cách tổng thể và toàn diện, chắc chắn số văn bản quy phạm pháp luật phải xây dựng mới và sửa đổi bổ sung tới đây cũng sẽ đặc biệt lớn.

Cũng tại hội thảo này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhắc lại những băn khoăn của doanh nghiệp trong nhiều cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Chính phủ gần đây chủ yếu là về vấn đề khung khổ pháp luật có sự thay đổi lớn. Bộ trưởng nhấn mạnh rằng “việc thay đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy và không làm thay đổi cam kết của Việt Nam với các nhà đầu tư, không làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, thậm chí còn giảm thủ tục hành chính. Chúng ta thay đổi pháp luật là để ổn định, phát triển”.

Trong một diễn biến khác, ngày 6-3 cơ quan thống kê quốc gia cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2025, bình quân mỗi tháng có hơn 33.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trước đó, năm 2024 Việt Nam ghi nhận con số kỷ lục gần 198.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường, cao nhất trong giai đoạn 5 năm vừa qua. Điều này cho thấy để có thể đạt được những mục tiêu tốt đẹp như đã đề ra đối với công tác xây dựng pháp luật, củng cố niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, còn rất nhiều việc phải làm.

Một mặt khẳng định, nhiều luật, nghị định, quy định pháp luật vừa qua có tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh; mặt khác, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đề xuất rà soát tổng thể để loại bỏ những quy định không còn phù hợp. Theo ông, việc ban hành luật cũng cần có lộ trình rõ ràng, hạn chế thay đổi đột ngột để doanh nghiệp có thể dự báo và thích ứng với môi trường pháp lý một cách hiệu quả. Đề xuất rất đáng lưu ý của chuyên gia này là xem xét, ban hành một đạo luật quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, đồng thời xác lập cơ chế hiệu quả, an toàn để doanh nghiệp đánh giá phản ánh chất lượng giải quyết thủ tục hành chính.

Bên cạnh trọng trách tháo gỡ điểm nghẽn về pháp luật - khâu “đột phá của đột phá”, rất nhiều hoạt động khác nhằm khích lệ và bồi bổ sức khỏe cho doanh nghiệp đang được xúc tiến. Theo thông tin từ Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, dự kiến khoảng giữa tháng 3 này, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên sẽ sang Hoa Kỳ để thảo luận về các vấn đề kinh tế và thương mại giữa hai nước.

Chuyến công tác diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp dụng các biện pháp thuế quan đối với nhiều quốc gia, gây lo ngại về khả năng ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trước đó, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp (ngày 10-2-2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định, Chính phủ sẽ nghiên cứu, bãi bỏ các “giấy phép con”; luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc và chung tay cùng doanh nghiệp tháo gỡ để nền kinh tế đạt được thành quả cao nhất.

Có nhiều cơ sở tin rằng, nếu thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả những giải pháp đồng bộ cả trong lĩnh vực xây dựng, triển khai thực hiện pháp luật và giải pháp điều hành cụ thể, mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên không phải cái đích quá xa vời.

Theo ANH THƯ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.