Cấp bách là sửa thuế thu nhập cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là ý kiến của nhiều người ngay sau khi Bộ Tài chính công bố bản tổng hợp, giải trình và tiếp thu ý kiến từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân về đề xuất xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) cuối tuần trước.

images3039452-1thutn.jpg

Bởi điều gây bức xúc nhiều nhất liên quan đến luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) là mức giảm trừ gia cảnh lạc hậu kéo dài mấy năm nay chưa được điều chỉnh kịp thời. Thậm chí, theo kế hoạch thì phải khoảng 2 năm nữa những bất cập này mới được giải quyết, ngưỡng thuế mới mới thật sự được áp dụng. Trong khi giá cả trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu vẫn đang tăng mạnh. Số liệu của Cục Thống kê công bố cho thấy giá thịt heo, thực phẩm phổ biến nhất trong giỏ nội trợ của mỗi gia đình, đã tăng nóng liên tục mấy tháng qua. Sức nóng của thịt heo đã gây áp lực lớn lên chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Cụ thể, CPI tháng 2 tăng 0,34% so với tháng trước, chủ yếu do xu hướng tăng của giá thịt heo, giá thuê nhà và chi phí dịch vụ giao thông sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. So với cuối năm 2024, CPI đã tăng 1,32%, còn so với cùng kỳ năm trước, chỉ số này tăng 2,91%, đồng nghĩa với chi phí sinh hoạt của người dân đã bị đội lên đáng kể.

Ở chiều ngược lại, thu nhập của nhiều người lao động bị sụt giảm, không ít trong số đó thậm chí không giữ được việc làm. Bởi cũng chỉ trong 2 tháng đầu năm, số doanh nghiệp (DN) rút lui khỏi thị trường đã lên hơn 67.000, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Số DN ngừng hoạt động đang cao hơn số DN thành lập mới (khoảng chỉ gần 50.000 đơn vị).

Những con số này cho thấy kinh tế vẫn đang khó khăn trong khi mục tiêu tăng trưởng đặt ra trong năm nay lên tới 8%. Để đạt được mục tiêu này thì "cỗ xe tam mã" gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đóng vai trò quan trọng. Mức giảm trừ gia cảnh là một trong những yếu tố tác động đến tâm lý tiêu dùng của người dân. Đơn giản là một ngưỡng thuế hợp lý sẽ khiến người làm công ăn lương có thêm một khoản thu nhập, từ đó họ bớt cắt xén chi tiêu, mua sắm nhiều hơn. Hàng hóa được tiêu thụ thì sản xuất mới liên tục, DN mới tăng công suất, mở rộng quy mô và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Logic đó ai cũng biết, nhưng không hiểu vì sao riêng việc chỉnh sửa ngưỡng giảm trừ gia cảnh vẫn đang theo "quy trình", và như nói trên phải đến năm 2027 mới chính thức đi vào cuộc sống.

Ở thời điểm hiện tại, Đảng và Nhà nước đang quyết liệt tháo gỡ mọi khó khăn, rào cản để thúc đẩy các động lực tăng trưởng cũ, khai phá động lực tăng trưởng mới. Thủ tướng cũng vừa giao Bộ Tài chính chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026, báo cáo Chính phủ trước ngày 15.3. Bộ này cũng phải hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý tài sản ảo, báo cáo Thường trực Chính phủ trước 13.3... Rồi đề xuất giảm tiền thuê đất, giảm thuế cho DN vừa và nhỏ; cắt giảm thủ tục hành chính 30%; nghiên cứu xây dựng nghị quyết mới cho kinh tế tư nhân... Có thể nói, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi mặt trận đều hết sức, hết lòng vì mục tiêu chung.

Thuế TNCN tác động trực tiếp đến tài chính của người dân nói chung và người làm công ăn lương nói riêng, lẽ nào lại đứng ngoài các giải pháp để kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế?

Theo Nguyên Minh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.