Thêm cơ hội cho trẻ em khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam ước tính có hơn 1,7 triệu trẻ em gặp khó khăn. Cần tăng cường cơ chế bảo vệ và hỗ trợ giáo dục cho trẻ em này.

Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là những trẻ gặp khó khăn như: trẻ mồ côi không còn cha mẹ hoặc không biết cha mẹ là ai; trẻ bị bỏ rơi không có người chăm sóc; trẻ khuyết tật; trẻ bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ bị bạo lực, xâm hại tình dục, hoặc bị bóc lột sức lao động; trẻ phải làm việc xa gia đình, sống lang thang, không nơi nương tựa...

Theo Bộ LĐ-TB-XH (hiện bộ này đang trong quá trình sắp xếp, sáp nhập), đến năm 2025, Việt Nam ước tính có trên 25 triệu trẻ em (chiếm hơn 25,5% tổng dân số), trong đó hơn 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 6,7% tổng số trẻ em). Các số liệu cho thấy số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ngày càng tăng qua các năm.

Nhiều năm qua, chúng ta đã có nhiều chính sách thúc đẩy quyền lợi của trẻ em. Một minh chứng rõ ràng là ở cấp độ quốc tế, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới phê duyệt Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và đã thông qua Nghị định thư không bắt buộc liên quan đến vấn đề buôn bán trẻ em, mại dâm và khiêu dâm trẻ em.

Đồng thời, ở cấp quốc gia, chúng ta không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, đồng thời luôn dành một phần đáng kể ngân sách để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em thuộc nhóm này luôn đối diện nguy cơ gặp phải khó khăn, bất trắc. Các em thường bị hạn chế quyền tiếp cận những dịch vụ cơ bản và gặp bất bình đẳng về cơ hội. Trẻ em sống tại các mái ấm (chẳng hạn như trường hợp trẻ bị bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng, Q.12, TP.HCM mà Báo Thanh Niên đã phản ánh vào tháng 9.2024), trẻ nhập cư phải học tại các lớp tình thương, trẻ em lao động kiếm sống trên đường phố… đều phải đối diện tình trạng bạo lực, kỳ thị, trục lợi, lạm dụng tình dục, không có cơ hội được học hành và phát triển đầy đủ.

Điều này đặt ra rất nhiều vấn đề, ngoài việc nhà nước cần tăng cường cơ chế bảo vệ trẻ em, đặc biệt là ở cấp địa phương, thì còn đòi hỏi nỗ lực của các tổ chức xã hội và gia đình để có thể giúp các em đi học, làm việc như bao người bình thường khác trong xã hội. Điều cần kíp hiện nay là tạo cơ hội cho các em tiếp cận giáo dục chính quy (giáo dục hòa nhập) và triển khai các chính sách hỗ trợ việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khi trưởng thành.

Theo Lê Trọng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...