Những sinh viên xa nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều chuyến xe miễn phí đưa sinh viên về quê đón tết đã lăn bánh. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều sinh viên phải ở lại, họ ngậm ngùi lau vội những giọt nước mắt khi nói với bạn nhắn giùm ba mẹ rằng: 'tết này con không về'.
 Những ngày này, nhiều sinh viên vẫn còn rong ruổi khắp mọi nẻo đường để làm thêm kiếm tiền
Những ngày này, nhiều sinh viên vẫn còn rong ruổi khắp mọi nẻo đường để làm thêm kiếm tiền
4 năm, chưa một lần về quê đón Tết
Bùi Thị Kim Thúy, sinh viên (SV) Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, đã 3 cái tết chưa về nhà. Thúy cho biết vì gia đình không có điều kiện nên không về quê đón tết. Chúng tôi thắc mắc: “Có nhiều chuyến xe miễn phí cho SV về quê sao Thúy không đăng ký?”. Thúy bộc bạch: “Tại do em muốn ở lại làm thêm để kiếm tiền phụ bớt học phí cho ba mẹ và ra tết học thêm tiếng Anh. Năm này là năm cuối rồi nhưng tiếng Anh còn rất tệ, nếu không học thì sau này ra trường sẽ rất khó xin việc làm”.
Khi nghe những bản nhạc xuân của chương trình “Gặp mặt SV đón tết xa nhà” do Trung tâm hỗ trợ học sinh SV TP.HCM tổ chức, Nguyễn Việt Hưng, SV năm cuối Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, đã ngấn lệ. Hưng nói: “Năm nay là năm thứ 2 mình đón tết xa gia đình. Hè vừa rồi cũng vì tranh thủ làm thêm kiếm tiền nên suốt 2 năm qua mình chưa về nhà. Là con trai, tưởng mình sẽ cứng rắn nhưng đến những giờ phút này cũng vỡ òa vì nhớ gia đình”.
Mấy ngày này bạn bè về hết, cả khu trọ chỉ còn một mình Hưng. Hưng đi làm từ sáng sớm đến 11 giờ đêm mới về. Hưng tranh thủ ban ngày phụ chở hàng tại chợ Bình Điền cho các thương lái, còn tối thì làm phụ bàn tại quán nhậu.
“Thực ra ai cũng muốn về quê đón tết, nhưng cứ mỗi lần sau tết vào lại học, nhìn cảnh ba mẹ phải chạy vạy mượn tiền từ những ngày đầu năm để gói ghém cho mình mang đi mà bản thân cầm lòng không được. Mình thấy nam nhi sức dài vai rộng, nên thôi hy sinh những dịp tết để làm thêm kiếm tiền, những dịp này mới mong kiếm được nhiều tiền để xoay xở cho cả năm”, Hưng chia sẻ.
Còn Phạm Thị Thương, SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thì đã là 4 năm chưa một lần về quê Ninh Bình đón tết.
Một phần vì xa, đi lại rất tốn kém, một phần từ lúc Thương vào TP.HCM học đại học, ba mẹ cũng vào Kon Tum làm rẫy thuê, hoặc ai mướn gì làm nấy để kiếm tiền nuôi mấy chị em Thương ăn học. Nếu tết nào không xin được công việc tốt trong này để làm thì Thương về Kon Tum để đi làm thuê với ba mẹ. “Nhưng 4 năm rồi em chưa ăn tết vì năm nào cũng đi làm”-Thương nói.
Làm kín giờ để bớt nhớ nhà
Hầu hết những SV phải ở lại dịp tết đều làm rất nhiều việc hoặc làm kín hết thời gian của một ngày. Hỏi làm như thế thì sức đâu ra tết học, nhưng đa phần đều trả lời là có, như thế mới không còn thời gian để nhớ nhà.
Dương Thị Minh Hằng-SV Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đã xin được 2 công việc. Ban ngày thì 2 ca tại 2 quán cà phê, tối đến cùng đứa bạn đi bán kẹo dạo ở các phố nhậu.
Năm nay, Hằng không về quê đón tết bởi vì “trước giờ nhà mình như một mái chòi trên mặt nước ở đầm Thị Tường, Cà Mau nhưng ở đây đang có dự án xây dựng khu sinh thái, nên ba mẹ đang rất lo lắng vì chưa biết gia đình sẽ đi đâu về đâu. Ba mẹ đang lo lắng, mình về chỉ thêm gánh nặng lo tiền sau tết để tụi mình đi học. Mình quyết tâm ở lại làm thêm phụ bớt cho ba mẹ, vì ngày tết tiền chủ trả lương cao hơn, nhất là vào 4 ngày đầu năm”.
Nói về thu nhập trong các ngày tết, Bùi Thị Kim Thúy cũng cho biết, 3 năm nay từ 25 tháng chạp Thúy đã dọn đến nhà chủ để làm giúp việc nhà. “Nhà chủ rất rộng nhưng chỉ có một mình em nên ngày nào cũng làm từ sáng sớm đến khuya, nhất là những ngày cận tết phải dọn tất cả ngóc ngách. Lương rất cao, chủ trả cho mình 500.000 đồng/ngày, còn được bao ăn, bao ở”.
Nữ Vương (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về xem xét chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người có công được nhận quà của tỉnh nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7;...

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện);