Những nốt trầm nơi đại ngàn - Kỳ 3: Giá đắt của sự đua đòi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cha mẹ nghèo chắt chiu, tằn tiện lo từng bữa ăn nhưng chỉ vì thích thể hiện, không ít thanh niên mới lớn ở các bản làng đòi sắm bằng được xe máy xịn. Sợ con buồn, lỡ đâu tự tử nên cha mẹ đành cắn răng bán đất, vay mượn khắp nơi để con được vui. Chiều con, có ông bố mua xe máy cho nhưng chỉ một tuần sau đã nhận hung tin.

Bán đất mua xe máy xịn

Là vùng đất với diện tích lớn thứ hai cả nước chỉ sau Nghệ An, Gia Lai có hơn 34 dân tộc thiểu số sinh sống, nhiều nhất là người Ba Na và Jrai. Điểm chung cuộc sống người dân nơi bản làng còn rất nhiều khó khăn từ khoảng cách địa lý đến đời sống hằng ngày. Nơi đây nắng gió nên hoa màu mọc được đã khó huống gì dám ước bội thu. Cha mẹ đội nắng, chịu mưa lạnh để kiếm từng đồng nhưng dường như các thanh niên mới lớn không quan tâm đến. Bởi thế mà vùng đất này có những câu chuyện buồn xé lòng, vì “mục tiêu” sống của nhiều thanh niên chỉ đơn giản là một chiếc xe máy đẹp.

Ông Kpa Thương (bên trái) chưa dứt nỗi đau mất con trai
Ông Kpa Thương (bên trái) chưa dứt nỗi đau mất con trai

Về làng Mơ Năng, xã Kim Tân, huyện Ia Pa khi cây cối úa vàng cành. Dân làng vẫn chưa hết bàng hoàng về chuyện chiếc xe máy mới của chàng thanh niên mới lớn Ksro Si. Ghé nhà, bố của Si là ông Kpa Thương đã 60 tuổi nằm co ro ở vách nhà sàn. Ông đã khóc hết nước mắt vì đứa con trai mà ông thương yêu, nuôi nấng suốt 17 năm trời đã mãi ra đi. “Mình có 8 người con, Si là con thứ năm. Nhà nghèo nên tất cả đều phải bỏ học sớm. Si nó ham chơi và cũng là đứa bướng nhất”, ông Thương ngậm ngùi.

Sau một hồi trầm ngâm, ông Thương kể lại, Si thích dòng xe máy Suzuki Raider nên đòi mua cả mấy năm rồi nhưng gia đình không có tiền. Si có một nhóm bạn chơi xe máy Raider. Si nói không muốn mượn xe bạn vì mắc cỡ, và nếu năm nay không mua nó sẽ không chịu lên rẫy. Sợ con buồn, nghĩ bậy nên mùa mì năm nay ông Thương bàn với vợ chắt bóp mua xe máy cho người con bướng bỉnh. Dầm mưa, dãi nắng chăm 2 ha mì nhưng trừ chi phí hết rồi chẳng lãi được bao nhiêu, ông Thương phải bán thêm một con bò để chiều con. Gom đủ 42 triệu đồng, người bố đã hom hem ra ngoài thị trấn mua xe máy mà con trai mong ước. Về nhà Si mừng rỡ chạy xe khắp làng nghèo mà đâu biết rằng cha mẹ ở nhà không ngủ được vì lo cơm áo. Người cha già sẵn sàng chịu bao vất vả nhưng khi nghe tin con trai gặp tai nạn tim ông đau như cắt. “Một tháng trước nó đi tán gái làng bên, 12h đêm nó đi về thì tông vào cột điện. Nó chưa có bằng lái xe máy, chạy nhanh quá nên gặp nạn. Nó mất, mình chôn cái xe máy theo vì nhìn thấy xe máy mình lại rơi nước mắt. Ngẫm, lỗi này một phần do mình quá cưng chiều con”, ông Thương xót xa.

Con đánh cha vì không cho đi xe máy

Không chỉ nắng nóng, đất ở thôn Plai Bầu (xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa) toàn sỏi đá. Ông KSor Oan (SN 1960) có tiếng là người chịu khó nhưng đất đai cằn cỗi nên ông trồng gì trên diện tích 2ha đất gần sườn đồi cũng không đạt. Trong danh sách của thôn, gia đình ông đang rơi vào hộ cận nghèo.

Các thanh niên vùng sâu mua xe máy nhưng ít dùng trong việc làm ăn
Các thanh niên vùng sâu mua xe máy nhưng ít dùng trong việc làm ăn

Để có thêm thu nhập, gia đình ông Oan quyết định vay tiền chính sách để mua 2 con bò giống. Thời gian rảnh ông kiếm việc đi làm thuê để trang trải nợ nần. Dẫu vậy, ông Oan còn áp lực hơn khi con trai út Rô Việt (18 tuổi) thời gian này liên tục đòi mua xe máy. Đi tìm hiểu ông mới biết trong làng có nhóm thanh niên buổi tối thường xuyên rủ nhau đi đua xe, nẹt pô khắp xã. Thuyết phục bố không được, Việt quay sang khóc nhờ mẹ.

Không có tiền, gia đình ông Oan phải “xén” đi 360m2 đất ở màu mỡ nhất để mua xe máy cho con. “Vợ nói với tôi là Việt sắp đi bộ đội rồi nên chiều nó tí. Hai vợ chồng đau ốm miết cũng chịu được nhưng lo cái tính ham chơi của nó sẽ gây họa. Từ hôm mua xe, khi nào nó đi chơi về tôi mới ngủ ngon. Thanh niên ở đây chạy xe máy nhanh lắm. Nó mới học lớp 3 rồi bỏ giữa chừng nên giờ biết cái chữ đâu mà thi bằng lái xe máy”, ông Oan trải lòng.

Những chiếc xe máy độ chế vi phạm bị bắt ở huyện Ia Pa

Những chiếc xe máy độ chế vi phạm bị bắt ở huyện Ia Pa

Trung tá Lê Hồng Tiến, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Ia Pa chia sẻ, tình trạng đua đòi mua xe chủ yếu là con em người dân tộc thiểu số. Thiếu hiểu biết về pháp luật nên rất nhiều em chưa có giấy phép lái xe. Theo trung tá Tiến, việc đòi mua xe nhưng không sử dụng vào làm ăn mà chỉ đi rú ga, nẹt pô để thể hiện. Thực trạng là như vậy nhưng việc xử lý của lực lượng cảnh sát giao thông huyện còn nhiều bất cập, bởi khi phát hiện các trường hợp này sẽ chạy rất nhanh, nếu đuổi nguy cơ xảy ra tai nạn. Để hạn chế tình trạng trên, lực lượng cảnh sát giao thông phải phối hợp mặc đồ dân sự để ngăn chặn từ đầu nhưng cũng chỉ hiệu quả được một thời gian. “Độ tuổi đòi cha mẹ mua xe máy đa phần từ 14 đến 20. Tôi cũng không hiểu độ pô to, thay bánh xe máy cho nhỏ lại có tác dụng gì nhưng đây đang là trào lưu ở các thôn, làng. Để hạn chế, lực lượng công an đã triển khai nhiều giải pháp nhưng chỉ hiệu quả thời gian đầu. Đợt vừa rồi lực lượng chức năng còn gọi cả cha mẹ các em lên ký cam kết nhưng cũng chưa thấy hiệu quả, bởi vừa qua có trường hợp đánh cả cha vì không cho đi xe máy”, trung tá Tiến nói.

(Còn nữa)

Trung tá Mạc Thế Nguyên, Đội trưởng Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự (Công an huyện Kbang) cho biết, khách quan mà nhìn nhận, thực trạng thanh niên đua đòi xe máy là do nhận thức hạn chế. Để hạn chế tình trạng trên là tạo công ăn việc làm, chắc chắn các em sẽ biết quý trọng công sức mình hơn. “Riêng địa bàn, qua rà soát nếu phát hiện thanh niên rảnh rỗi nhiều, chúng tôi cũng trao đổi với doanh nghiệp để huy động tạo công ăn việc làm cho họ. Có việc làm các thanh niên sẽ thay đổi tư duy, nhận thức. Đây là một quá trình lâu dài nên cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị”, thiếu tá Nguyên nói.

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.