Những người thầm lặng giúp đời: Nữ cán bộ cảm hóa người lầm lỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quan tâm, động viên những người vừa ra tù, tìm mạnh thường quân hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn... là những việc làm hằng ngày của 2 nữ cán bộ được lòng dân ở TP HCM
"Những lúc thật sự bế tắc, người đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là cô Hải" - một người dân ở hẻm 59, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM nói về bà Lê Thị Hải (Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường, Tổ trưởng Tổ dân phố 24, khu phố 2, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1).
Dân quý, dân tin
Theo bà Hải mang các túi quà đến những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong phường, đi đến đâu chúng tôi cũng nghe tiếng gọi vọng theo: "Chào cô Hải!", "Cô Hải đi đâu đấy?", "Hôm nay cô Hải không ghé nhà tôi chơi à?". Nhiều người choàng vai, bá cổ bà đầy thân tình. Dường như ở phường Nguyễn Thái Bình, người dân đã quá quen thuộc với hình ảnh nữ cán bộ Lê Thị Hải năng nổ, nhiệt tình.
Hai tay khệ nệ cầm quà, bà Hải niềm nở dừng lại chào hỏi những người từng được bà giúp đỡ không những về vật chất mà còn cả tinh thần. Gia đình ai bế tắc, khó khăn, bà đều sẵn sàng xuống tận nơi động viên, hỗ trợ hết khả năng. Xong việc, bà lại đi vận động những người khác cùng giúp đỡ.
 
Bà Lê Thị Hải (bìa trái) tặng quà cho một trường hợp có hoàn cảnh khó khăn Ảnh: THU TRANG
Dừng chân ở hẻm 59 Nguyễn Thái Bình, bà Hải mang cho bà Nguyễn Thị Hoa túi quà. Chỉ đơn giản là chai nước mắm, ít ký gạo và vài loại thực phẩm nhưng toàn là đồ dùng thiết yếu với người phụ nữ đơn chiếc, bệnh tật này. Khó khăn hơn phải kể đến trường hợp của gia đình bà Phan Thị Bích Duyên. Hai chị em đều bị đột quỵ, nằm liệt một chỗ. Cách đây không lâu, chị bà qua đời, một mình bà sống quạnh quẽ trong căn nhà tình thương rộng chưa đến 2 m, nhờ người anh ruột chăm lo. Trừ những lúc ngây dại, khi tỉnh táo, bà vẫn nhận ra người thường xuyên lui tới giúp đỡ mình, khi thì nước mắt lưng tròng, khi thì khúc khích cười: "Cô Hải, cảm ơn cô Hải!".
Với bà Hải, làm việc thiện cũng tự nhiên như cuộc sống hằng ngày. Tất cả đều xuất phát từ sự đồng cảm với khó khăn, vất vả của những người xung quanh. Từ ngày làm công tác Hội Chữ thập đỏ, quan tâm, gần gũi với cuộc sống của người dân, bà hiểu họ cần gì và nên giúp đỡ như thế nào.
Người cán bộ phường này còn nắm rõ tình hình sức khỏe của người dân. Thấy nhiều người mắt kém, thị lực hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống, bà ghi lại danh sách, sau đó kêu gọi các mạnh thường quân, các tổ chức nhân đạo xã hội hỗ trợ mổ mắt cho họ. Riêng năm 2018, bà Hải đã hỗ trợ được 5 trường hợp mổ mắt cho người nghèo.
Bà Lê Thị Hiền, Bí thư Chi bộ 2a, khu phố 2, kể rằng khi mới về khu phố 2 công tác, có những lần bà quay lại cơ quan lúc 21 giờ do quên tài liệu, ngó qua phòng bà Hải vẫn thấy đèn sáng. Bà Hải đang nói chuyện hòa giải cho một trường hợp mâu thuẫn trong khu phố. "Cô Hải là người rất tâm huyết, làm việc hết mình, luôn mong điều tốt đẹp cho người dân các khu phố" - bà Hiền nhận xét.
Giúp đỡ nhiều người hoàn lương
Một nữ cán bộ khác rất được dân thương là bà Mã Thị Đan Phượng (Trưởng Ban Công tác mặt trận khu phố, Ủy ban MTTQ phường 9, quận 4, TP HCM). Nhiều năm nay, bà luôn tích cực tham gia quản lý, cảm hóa, giúp đỡ người lầm lỗi bằng những việc làm hết sức cụ thể như: Thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ họ tiến bộ, có việc làm ổn định.
Anh H. sống ở phường 9, phạm tội đã ra tù được 2 năm. Khi mới ra tù, cuộc sống của anh rất khó khăn, không có việc làm, gia đình có mẹ già cần chăm sóc. Trường hợp của anh H. được giao về cho Hội Cựu chiến binh.
Hội Cựu chiến binh giới thiệu công việc bốc vác nhưng do sức khỏe của anh còn yếu nên anh không đáp ứng được. Mới đầu, anh H. rất buồn, chỉ ngồi một mình ở nhà. Cuộc sống của anh nhờ vào hàng ăn buổi sáng của mẹ và dì. Không lâu sau đó, anh được bà Phượng giúp tìm được một công việc nhẹ với mức lương trung bình
 
Bà Mã Thị Đan Phượng nhiều năm nay dạy học miễn phí cho các em nhỏ trong khu phố Ảnh: Ý Linh
Sau đó, bà Phượng còn vận động mạnh thường quân mua BHYT cho mẹ anh. Nhờ vậy, gia đình đỡ vất vả mỗi khi mẹ anh phải đi viện. Nhiều lần đến hỏi han, động viên, biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, bà Phượng đã tìm kiếm mạnh thường quân giúp đỡ gia đình 40 triệu đồng để nâng móng sửa nền nhà.
Còn L.N.T (SN 1986; ngụ tổ 28, phường 9, quận 4) mới ra tù, được bà Phượng xin cho làm đóng đế giày dép tại một tiệm giày dép ở xóm Chiếu, phường 9, quận 4. Hiện anh T. đã có cuộc sống ổn định, lấy vợ và sinh con.
Lúc anh mới ra trại, bà Phượng thường xuyên gặp rồi nói chuyện, động viên và giúp kiếm việc làm. Đi làm bận rộn, anh không có thời gian để giao du với nhóm nghiện ngập. Sau đó, anh tham gia vào một số phong trào của khu phố. Mọi người khu phố nhìn anh thiện cảm hơn, khác lúc khi anh mới ra tù, nhiều người không dám nói chuyện.
Theo bà Mã Thị Đan Phượng, bà cảm hóa, giúp đỡ những người lầm lỗi trở lại cộng đồng bằng cả tấm lòng chứ không phải trách nhiệm được giao. "Nếu như tất cả mọi người thấy người ra tù rồi nhìn họ, đối xử với họ như những con người khác biệt, khinh miệt họ hay sợ họ thì họ sẽ rất dễ nghĩ tiêu cực và lại làm những việc phạm pháp. Chính vì thế tôi coi họ, nói chuyện với họ như một người bình thường, rồi thường xuyên thăm hỏi nên họ cởi mở với mình. Đối với những trường hợp khó khăn, tôi nhờ bạn bè là những người có điều kiện về kinh tế cũng là những mạnh thường quân, tới tận nơi để chứng kiến hoàn cảnh và giúp đỡ họ" - bà Phượng chia sẻ. 
Cũng là một mạnh thường quân
Mỗi quý, bà Lê Thị Hải còn phối hợp với trạm y tế hỗ trợ cho các bệnh nhân lao và tâm thần nhẹ. Bà cũng là một mạnh thường quân trực tiếp, bền bỉ nhất. Đến thời điểm này, bà đã vận động được 585 trường hợp tham gia hiến máu; hòa giải thành công 12 trường hợp mâu thuẫn.
Thu Trang-Ý Linh (Người Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.