Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 2: Giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm tháng chiến tranh, đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên một lòng theo cách mạng, che chở, giúp đỡ cho bộ đội. Hòa bình lập lại, đồng bào DTTS vẫn còn nghèo, nhận thức còn hạn chế, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ, phương thức sản xuất chủ yếu theo tập quán lâu đời nên hiệu quả mang lại chưa cao. Xuất phát từ thực trạng đó, Binh đoàn 15 được Quân ủy Trung ương giao trọng trách mới: giúp nhân dân địa phương sớm ổn định cuộc sống.

Với phương châm “Phát triển và mở rộng sản xuất đến đâu, thu hút lao động và xây dựng khu dân cư đến đó”, Binh đoàn 15 thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ, đặc biệt lao động là người DTTS tại địa phương, kết hợp chặt chẽ giữa thu hút lao động và chăm lo về mọi mặt, từng bước cải thiện đời sống người lao động, tạo sự yên tâm, gắn bó xây dựng địa bàn.

Từ chỗ chỉ có 5.000 lao động, 3 cụm, 21 điểm dân cư, 1.718 hộ; đến nay, Binh đoàn 15 quản lý gần 15.000 cán bộ, chiến sĩ, người lao động và hàng vạn nhân khẩu, được bố trí trên 9 cụm, 266 điểm dân cư dọc biên giới; riêng trong năm 2022, Binh đoàn 15 đã tuyển dụng 2.489 lao động, trong đó lao động là người DTTS có 2.340 người. Các thôn, làng mới ra đời gắn với phát triển sản xuất hàng hóa không chỉ tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc ổn định cuộc sống mà còn tạo thành các khu vực vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc và thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Cán bộ kỹ thuật Công ty 78 hướng dẫn lao động là người DTTS kỹ thuật cạo mủ cao su. Ảnh: D.Đ.N

Cán bộ kỹ thuật Công ty 78 hướng dẫn lao động là người DTTS kỹ thuật cạo mủ cao su. Ảnh: D.Đ.N

Những năm gần đây dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng Binh đoàn đã chủ động xây dựng các kịch bản và giải pháp thích ứng từng giai đoạn, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, thực hành tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ quản lý. Do vậy, trong năm 2022, tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng Binh đoàn tiếp tục vượt các chỉ tiêu kế hoạch mà Bộ Quốc phòng giao. Đặc biệt, đây là năm Binh đoàn có sản lượng và năng suất cao nhất từ trước đến nay (sản phẩm cao su quy khô trên 54.574 tấn, đạt 111,30% kế hoạch năm); đảm bảo tiền lương cho gần 2.100 cán bộ, nhân viên quản lý thuộc biên chế; đảm bảo việc làm, thu nhập thường xuyên và đời sống cho gần 14.700 cán bộ, nhân viên và người lao động (với gần 8.300 lao động người DTTS, chiếm trên 57% tổng số lao động), thu nhập bình quân 7,53 triệu đồng/người/tháng, cùng hàng chục ngàn người có việc làm phụ góp phần tích cực trong giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Một trong những đơn vị điển hình của Binh đoàn 15 đứng chân trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng là Công ty TNHH MTV 78 (đứng chân tại địa bàn xã Mô Rai, huyện Sa Thầy) quản lý và chăm sóc hơn 3.219 ha cao su, trong đó có hơn 3.217ha cao su kinh doanh. Trong điều kiện giá cao su giảm sâu, thời tiết khí hậu biến đổi bất thường, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty đã có những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện sát đúng, chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, coi trọng đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ thợ thu hoạch mủ cao su, chấp hành nghiêm quy trình kỹ thuật, quản lý sản phẩm, vườn cây. Do đó, chất lượng vườn cây cao su của đơn vị sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất, sản lượng mủ cao su của đơn vị hàng năm tăng cao (năm 2022 năng suất mủ cao su bình quân đạt hơn 2.200 kg/ha). Công ty TNHH MTV 78 là một trong những đơn vị dẫn đầu của Binh đoàn 15 về năng suất. Chỉ tính riêng trong 5 năm qua, giá trị sản xuất của Công ty đạt 1.062,29 tỷ đồng, doanh thu đạt 972,60 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 122,50 tỷ đồng, nộp ngân sách 141,66 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 1.300 lao động, với mức thu nhập bình quân trên 8 triệu đồng/người/tháng.

Thực hiện phương châm “Vườn cao su phát triển đến đâu, xây dựng cơ sở hạ tầng và dân cư xã hội đến đó”, đến nay, Công ty TNHH MTV 78 phối hợp chặt chẽ với địa phương hình thành 13 điểm dân cư, với 604 hộ/2.109 khẩu, gồm 18 dân tộc khác nhau. Các điểm dân cư của đơn vị đã trở thành điểm sáng trên vùng biên giới Mô Rai, 18 dân tộc cùng đoàn kết, chung sống hòa thuận, sinh cơ lập nghiệp trên vùng biên cương đầy gian khó. Ngoài ra, Công ty TNHH MTV 78 còn đầu tư làm mới, sửa chữa nâng cấp 75km đường đất và đường cấp phối; 4,6km đường nhựa, 2,1km đường bê tông, đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng các công trình như: Nhà ở công nhân, nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh xá, công trình điện, trang trại thanh niên phục vụ sản xuất và an sinh xã hội.

Nhờ những định hướng đúng đắn của Quân ủy Trung ương, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15 cùng với tình cảm gắn bó keo sơn giữa người lính Cụ Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đến nay, nhiều lao động người DTTS đã có năng suất lao động tương đương năng suất lao động dân tộc Kinh. Đồng thời các cấp ủy, chỉ huy của các đơn vị thuộc Binh đoàn luôn quan tâm nắm bắt, giải quyết kịp thời tâm tư, nguyện vọng của người lao động, nên người lao động tại chỗ luôn yên tâm, gắn bó với Binh đoàn, hăng hái thi đua lao động sản xuất, tình đoàn kết quân dân ngày càng thêm bền chặt, góp phần xây dựng đơn vị ngày càng ổn định và phát triển.

(còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…