Những người đi xuyên thế kỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chúng tôi cầm sợi chỉ của thế hệ đi trước, xỏ qua lỗ cây kim nhỏ xíu, rồi may cho đời sau một tấm áo thời trang lộng lẫy.

Khi tôi còn làm họa sĩ minh họa ở một công ty, một nhân viên nhỏ tuổi hơn tôi, dĩ nhiên là thuộc gen Z, nói với tôi câu vầy: "Em dùng AI (trí thông minh nhân tạo) đó anh!". Ấy là khi tôi khen bạn vẽ tranh bằng máy tính đẹp quá. Lúc đó tự nhiên tôi nhớ đến ông thầy tóc bạc bảy chục tuổi của tôi ngày bé và những buổi học ký họa, phác thảo. Tôi nhớ mấy cuốn tập đầy nét sổ dọc, sổ ngang mà thầy bắt tôi vẽ đi vẽ lại để cho "cứng tay". Tôi nhớ cách đánh màu sáng tối, cách nhìn bảng màu để tìm mảng màu tương hỗ.

Tôi đã mất cả mấy ngàn giờ vẽ đi vẽ lại, thậm chí vẽ lén trong giờ học toán, văn, để rèn cho bàn tay mình đụng đâu cũng thành tranh vẽ, suốt từ tiểu học tới hết cấp ba. Sau đó, tôi học thêm tin học, phần mềm để bắt tay vào vẽ minh họa rất chi là chật vật. Cái bảng vẽ điện tử nó khó hơn giấy phải trăm lần. Vậy đó, bây giờ tôi phải khen một em gen Z vẽ máy tính quá xá là đẹp, dù sau đó mới biết nó chỉ cần dùng vài câu lệnh rồi khiển máy vẽ hết. Ấy là khoảnh khắc tôi thấy mình già rồi.

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Chúng tôi là những người đi xuyên thế kỷ, từ XX sang XXI. Chúng tôi có thể hấp thu tất cả giá trị văn hóa từ trước và sau chúng tôi, dù hai thế hệ đó khác xa nhau. Chúng tôi được nuôi dạy bởi những người là cha mẹ, cậu dì, thầy cô; một thế hệ vừa đi qua chiến tranh, những cơn suy thoái kinh tế toàn cầu trầm trọng. Đặc điểm của thế hệ này là vô cùng... chăm chỉ làm việc, sống tiết kiệm và tự lập. Họ sống trong thời đại ai cũng muốn vươn lên thoát bóng ma đói nghèo, trong lúc phương tiện đại chúng nhắc nhở: "Mỗi gia đình chỉ nên có từ một tới hai con".

Còn gen Z? Đó là em trai, em gái, là con cháu của chúng tôi. Tụi nhỏ lớn lên trong thời kinh tế bùng nổ, internet phổ cập, và công nghệ 4.0 giúp chúng có thể điều khiển từ xa qua màn hình điện thoại.

Thế hệ chúng tôi là những người đi qua lỗ kim. Chúng tôi chui qua cái ngưỡng nằm giữa đói nghèo và ăn bò Kobe. Chúng tôi chứng kiến sự nhảy vọt của quê hương từ một thị xã vùng biên xập xệ, ngập nước, biến thành đầu não kinh tế trong vùng. Chúng tôi có thể nghe nhạc rap nhưng cũng biết nghe cải lương, hồ quảng. Chúng tôi cũng biết ra rạp xem phim siêu anh hùng và coi Đất Phương Nam thì vẫn khóc. Chúng tôi đồng ý Ronaldo bây giờ là huyền thoại bóng đá, và cũng từng chứng kiến anh từng là cậu bé thần kỳ 18 tuổi chạy lon ton ở cánh phải. Chúng tôi chứng kiến biết bao nhiêu sự hình thành kỳ vĩ của nhân loại, thiệt đó, từ smartphone, tới bùng nổ của mạng xã hội, khoa học, nghệ thuật, kinh tế.

Chúng tôi chứng kiến sự trở mình của biết bao nhiêu đế chế, lên đỉnh cao rồi trượt té, từ Nokia tới Blackberry. Chúng tôi cầm sợi chỉ của thế hệ đi trước, xỏ qua lỗ cây kim nhỏ xíu, rồi may cho đời sau một tấm áo thời trang lộng lẫy. Chúng tôi đã quen tập cho mình tính tự lập rất cao, bởi vốn dĩ cha mẹ chúng tôi thời đó cũng không thể chu cấp cho con cái quá nhiều và xã hội cũng vậy. Sự thiếu thốn dạy cho chúng tôi lớn lên tự tìm tòi, tự thân vận động, "cái khó ló cái khôn".

Mà hồi đó, chúng tôi đã sống với một xã hội không có internet hay màn hình cảm ứng. Không có mạng, đồng nghĩa là không YouTube, mạng xã hội, khoe hình selfie, nhạc số, hay thậm chí là không biết đứa bạn học chung lớp mình nó giàu cỡ nào. Chúng tôi hoàn toàn không có nơi để sống ảo. Thời đó, internet mới đẻ thôi, và phải tốn rất nhiều tiền để có thể kéo được dây mạng cắm vô máy tính.

Chúng tôi liên lạc với nhau bằng điện thoại quay số, bằng những cuộc hẹn miệng. Hoặc thân thiết hơn, chúng tôi hẹn nhau bằng trí nhớ. Cái giờ này bảo đảm tụi nó sẽ tụ tập ở sân banh nè. Vậy là cứ thế mà ra, không cần hẹn ai, đúng y boong, cả đám đã ngồi sẵn ngay đó. Thế nhưng ngày đó, không có điện thoại nhắc nhở, chẳng hiểu sao tôi nhớ vanh vách lịch học, lịch học thêm, giờ đi chơi, giờ đi ngoại khóa. Và tụi bạn của tôi cũng vậy.

Thay vì "kết bạn" bằng một cú bấm nút như bây giờ, chúng tôi "tìm bạn bốn phương" qua mấy tờ báo. Cái mục "tìm bạn bốn phương" ngày xưa ngô nghê vậy đó mà nhiều cặp đã thành vợ chồng.

Không có internet, chúng tôi giải trí bằng đọc sách, xem phim trên tivi. Chúng tôi phải đọc hết, từ truyện tranh cho tới tiểu thuyết kiếm hiệp, rồi tình cảm lâm li sướt mướt không phù hợp lứa tuổi, bởi vì thời đó đầu sách rất ít…

Chúng tôi thời ấy, vì sự giới hạn của công nghệ, mà mỗi người sẽ có cho mình một góc riêng. Ngoài những mối quan hệ cộng đồng, chúng tôi có những góc nhỏ cuộc đời mà ai thân thích lắm mới biết. Chúng tôi có một "cái xó" trong lòng, mặc sức tô vẽ, không cần phải phô trương cho ai biết bằng những hình ảnh, đoạn clip, mà bây giờ người ta bị "ép" phải làm mỗi ngày. Lúc xưa, tôi có thằng bạn quậy phá trời ơi đất hỡi. Bây giờ, nó... đi tu. Nó nói tao đam mê Phật học lắm, mày không biết đúng không? Hoặc một đứa bạn khác, hồi đó nó xinh xắn, là tâm điểm của tụi con trai ở mọi nơi, bây giờ nó… có vợ. Gặp lại tôi, nó cười, hồi nhỏ tui gồng muốn chết, hê hê hê.

Một thằng bạn hàng xóm cùng thế hệ, ngày đó, nó đứng cột cờ mỗi tuần vì quậy phá, đánh lộn, kéo băng nhóm, trốn học, ăn nhậu. Bây giờ, nó làm giám đốc kinh doanh một công ty, mặc áo bỏ vô quần, ăn nói lịch sự hiền queo. Mỗi ngày, nó phải vật lộn với tiền ảo, máy tính, xe hơi đắt tiền, mệt quá rồi. Nó thèm trở về cái thời không làm ra tiền, đạp xe hai cây số chui vào quán internet, chơi điện tử rồi la hét phấn khích. Nó giống tôi, cũng kẹt trong cái "lỗ kim" đó hoài chưa chui qua nổi.

Có thể bạn quan tâm

Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.
Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.
Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.
Hoa xà cừ

Hoa xà cừ

(GLO)- Những ngày mùa khô gom về đủ sắc vàng, khoe rực rỡ. Khi cái nắng chói chang trải đều khắp phố thì những tàng cây xanh mát của xà cừ lại giống như những chú lính cứu hỏa kiên cường được yêu mến nhất.
Trở về không hẹn trước

Trở về không hẹn trước

Hôm nay tôi nhận được tin nhắn vào chiều muộn: dì chủ nhà đã mất từ mấy hôm trước vì đột quỵ. Tôi gấp vội vài bộ áo quần, đáp chuyến xe muộn ra sân bay, mua vé đi TP HCM. Một sự trở về không hẹn trước
Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Mưa về gợi nhớ nẻo đường Krong

Nhắc đến Tây Nguyên, hình ảnh “những con đường đất đỏ, lượn vòng trên cao nguyên” trong ca khúc “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân lại hiện về trong mỗi chúng ta. Với một người đi công tác nhiều như tôi thì mùa mưa và những con đường luôn ăm ắp trong miền nhớ.
Đi xa thành phố

Đi xa thành phố

(GLO)- Bấy lâu nay cứ miệt mài trong guồng quay cơm áo gạo tiền với bộn bề công việc mà quên mất rằng ta cũng cần có những giây phút dành cho riêng mình.
Bà tôi

Bà tôi

(GLO)- Từ nhỏ, mấy anh chị em tôi sống cùng bà ngoại. Mắt chỉ nhìn thấy ánh sáng mờ mờ nhưng việc gì bà cũng làm được. 5 anh chị em tôi do một tay bà chăm sóc, dạy dỗ. Nhờ vậy mà nếp sống của bà đã trở thành một phần thói quen của anh chị em tôi.
Tây Nguyên trong tôi

Tây Nguyên trong tôi

(GLO)- Tôi về làng vào một ngày có nắng. Bước chân đưa tôi qua từng con đường nhỏ được thảm nhựa sạch sẽ, những tán cây xanh tỏa bóng mát dịu dàng, chan chứa cả khung trời bình yên. Vừa đi vừa ngẫm ngợi, tôi càng yêu mến những con người thật thà, chất phác, phóng khoáng nơi đây.
Tuổi thơ thương nhớ

Tuổi thơ thương nhớ

(GLO)- Tuổi thơ tôi không có những trò chơi hiện đại như game, chat hay xem phim ảnh từ máy tính, ti vi, điện thoại. Vậy nên, vào kỳ nghỉ hè, tôi được trở về với ruộng vườn thôn dã.
Buồn vui ngày hè

Buồn vui ngày hè

(GLO)- Khi cái nắng mỗi lúc một nồng nàn, loài hoa học trò rực đỏ cùng tiếng ve réo rắt cũng là lúc các em học sinh bắt đầu bước vào kỳ nghỉ hè. Đây là quãng thời gian được mong chờ, háo hức nhất của học sinh.