Những mùa hoa Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với bánh mứt và các món ăn truyền thống, hoa là thứ không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Ngắm hoa, mua hoa, chơi hoa hẳn là điều mà nhiều người thích. Tuy nhiên, đằng sau những bông hoa đầy hương sắc và ý nghĩa ấy là biết bao khó nhọc của bà con nông dân.
Tôi lớn lên bên những ruộng lúa, vườn rau. Cứ khoảng tháng 9, tháng 10 Âm lịch là bà con quê tôi lại gieo hạt, trồng hoa để bán Tết. Ngày đó, hoa Tết chủ yếu là những loại dễ trồng như: vạn thọ, thược dược. Sau này có thêm cúc Đà Lạt, huệ trắng.
Trồng hoa cũng như trồng rau, cần sự chăm sóc, tưới nước thường xuyên, nhưng lại khó hơn vì hoa phải nở đúng dịp mới bán được. Hoa không nở kịp Tết là coi như bỏ, vì qua Tết không còn mấy ai chơi hoa. Khoảng nửa tháng trước Tết là những ngày mong chờ, tỉa lá, tưới nước ấm để hoa nở.
Những ngày giáp Tết, gia đình nào trồng hoa cũng dậy từ rất sớm để nhổ hoa bỏ vào chậu hoặc bó thành bó đem ra bán với mong muốn có thêm chút tiền để sắm thêm bánh trái, nhang đèn, mua thêm cho con trẻ tấm áo mới. Những đứa trẻ nhà nghèo thường hiểu được nỗi lo toan của cha mẹ nên thường tranh thủ dịp nghỉ Tết để giúp gia đình chăm và bán hoa.
Ảnh minh họa: Thế Hiển
Ảnh minh họa: Thế Hiển
Năm tháng trôi qua, tôi không còn gắn bó với khu vườn năm xưa. Vậy nên những vui buồn theo từng mùa hoa Tết cũng phần nào vơi bớt. Nhưng khi tiết trời se lạnh và những nhà vườn nơi ngoại ô thành phố chuẩn bị vào mùa, nỗi lo xưa như chợt trở về. Dù bây giờ đời sống có khá hơn và người ta chơi hoa gần như là quanh năm, nhưng hoa ngày Tết bao giờ cũng đa dạng về chủng loại và giá cả rất khác với ngày thường. Một bình hoa ngày Tết khoảng 100-200 ngàn đồng thì qua Tết chỉ còn 30-40 ngàn đồng.
Dù công nghệ hiện đại đã giúp công chăm sóc đỡ đi nhiều phần, nhưng việc trồng hoa cũng còn nhiều khó nhọc và rủi ro, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và biến động của thị trường. Việc bán hoa cũng là một vấn đề. Những ngày áp Tết, từ các nhà vườn ở khắp nơi, những xe hoa đổ về các thành phố lớn, điểm tô cho sắc xuân thêm rực rỡ.
Hoa thì lung linh tươi thắm, nhưng những người bán hoa thì co ro trong cái lạnh cuối năm. Có những năm hoa nhiều mà sức mua yếu, đã chiều 30 rồi mà nhiều hàng hoa vẫn còn ế ẩm. Những ánh mắt người bán đau đáu lo, mong cho khách mua trả được giá vừa phải để có thể bán. Ai cũng mong bán được hết hàng để có thể về đón Tết trọn vẹn cùng gia đình.
Những ngày này, các vườn hoa tươi tốt đang khoe sắc tỏa hương. Từ đào thắm, mai vàng-đặc trưng Tết mỗi miền đến những chậu quất lá xanh trái vàng rồi bao nhiêu loài hoa từ truyền thống đến hiện đại. Để có được một bông hoa đẹp, hương thơm quyến rũ hay một chậu bon sai hấp dẫn người chơi là cả một thời gian dài chăm bẵm với biết bao mồ hôi, công sức, niềm vui, hy vọng và cả âu lo mà những người nông dân một nắng hai sương.
Mong sao, người mang những màu hoa đẹp ấy đến với mùa xuân, đến với mọi nhà sẽ có những nụ cười tươi, những khuôn mặt sáng bừng như những loài hoa mà họ đem đến. Và cũng mong sao ai, ai cũng có thể dành riêng cho mình những chậu hoa, cây cảnh, những bình hoa đẹp để mùa xuân thêm thắm tươi. Mùa xuân, mùa hoa, mùa hạnh phúc!
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.