Những khoảng lặng thanh xuân - Bài 4: Giữa vòng vây tệ nạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những khu dân cư sát khu công nghiệp đang phát triển rầm rộ. Kinh tế phát triển, tệ nạn xã hội, tội phạm, ma túy, lô đề cờ bạc cũng theo đó xâm nhập thế giới công nhân trẻ tuổi…

Cuối buổi chiều, chúng tôi có mặt ở Tổ dân phố My Điền 1 thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đúng giờ tan ca, các tuyến đường chật như nêm. Dọc hai bên đường là các cửa hàng chật chội, ô tô khó có thể đi vào, không khác gì Hà Nội. Đây là nơi tập trung đông đúc nhất các cửa hàng quần áo, giày dép, kính mũ thời trang, đồ gia dụng, điện tử, điện thoại, quán ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, làm đẹp, cửa hàng vàng bạc, nhà nghỉ, quán cà phê, karaoke...

Cuối buổi chiều, chúng tôi có mặt ở Tổ dân phố My Điền 1 thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Đúng giờ tan ca, các tuyến đường chật như nêm. Dọc hai bên đường là các cửa hàng chật chội, ô tô khó có thể đi vào, không khác gì Hà Nội. Đây là nơi tập trung đông đúc nhất các cửa hàng quần áo, giày dép, kính mũ thời trang, đồ gia dụng, điện tử, điện thoại, quán ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, làm đẹp, cửa hàng vàng bạc, nhà nghỉ, quán cà phê, karaoke...

 

Thông tin từ Công an huyện Việt Yên, chỉ tính từ 15/12/2021 đến 14/5/2022, tại Việt Yên đã xảy ra 17 vụ việc liên quan đến ma túy trong khu công nghiệp và địa bàn các xã có khu công nghiệp. Trong đó, cơ quan công an đã khởi tố 15 vụ án liên quan đến 23 đối tượng. Thông tin từ Đồn công an KCN Quang Châu, cũng trong thời gian như trên, tại khu công nghiệp đã xảy ra 34 vụ trộm cắp tài sản của công ty trong nhà máy, tài sản của các công nhân trong khu trọ. Trong các đối tượng trộm cắp, có cả đối tượng đang là công nhân các nhà máy.

Tranh thủ len chân vào những ngõ nhỏ, hầu như nhà ai cũng xây nhà trọ cho thuê. Nhà ít thì có 5-7 phòng, còn trung bình có đến 40-60 phòng. Nhà đất rộng có hàng trăm phòng trọ. Nhà trọ là những khối bê tông cao đến 5-7 tầng với thiết kế đơn giản, nhiều phòng khép kín, mọc lên san sát. Nói ra, người ngoại tỉnh khó tin, đất rìa thị trấn như ở My Điền chỗ đẹp cũng 50 - 70 triệu đồng/m2.

Xẩm tối, My Điền sáng rực, sôi động hẳn lên. Hai bên đường dày đặc những cửa hàng, cửa hiệu rực rỡ ánh đèn Led nhấp nháy nhiều màu sắc. Phố “Hồng Kông” là cái tên mọi người ví von cho My Điền. Có những thời kỳ, những “dân chơi” ở thành phố Bắc Giang muốn tiếp khách đều di chuyển xuống My Điền. Họ rỉ tai nhau những quán karaoke có “chương trình” chăm sóc, đặc biệt nổi như A. L hay những quán massage hấp dẫn...


 

Khu dân cư My Điền sáng rực vào buổi tối
Khu dân cư My Điền sáng rực vào buổi tối


Trời càng tối, My Điền thêm tấp nập. Nhộn nhịp nhất là thời điểm từ 20 giờ đến 1-2 giờ sáng hôm sau. Thấy tôi trầm trồ, anh Định chủ quán ăn nhanh trên trục đường chính vào Tổ dân phố My Điền 2 giới thiệu: “Nhộn nhịp thế chứ công nhân ở đây giờ chỉ bằng 1/2 so trước dịch thôi. Bây giờ ít việc, mọi thứ đều tăng giá, công nhân ít được tăng ca nên "độ" ăn, tiêu, chơi bời cũng giảm nhiều”.

Định cho biết thêm, người dân ở My Điền trước đây quen với ruộng đồng nên khi công nghiệp hóa thì chưa biết làm kinh doanh. Họ có đất nên cho thuê lại mặt bằng hoặc xây dựng nhà trọ rồi cho thuê. Những ông chủ kinh doanh các dịch vụ ăn uống, vui chơi đều từ nơi khác đến.


 

Công an huyện Việt Yên bắt giữ những đối tượng bán ma túy cho công nhân dưới vỏ bọc là bảo vệ của các công ty trong KCN
Công an huyện Việt Yên bắt giữ những đối tượng bán ma túy cho công nhân dưới vỏ bọc là bảo vệ của các công ty trong KCN


Ngay cả Bí thư Chi bộ My Điền 2 Phùng Minh Nghị cũng cảm thấy choáng ngợp trước sự đô thị hóa đến chóng mặt của làng khi chúng tôi đề cập tới. Ông Nghị trước đây công tác ở Sở NN&PTNT Bắc Giang. Nghỉ hưu từ 10 năm trước, ông về đảm nhiệm chức Trưởng thôn, rồi Tổ trưởng Tổ dân phố, rồi vừa được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ My Điền 2. “Trước 2010, My Điền là một làng thuần nông, mỗi năm người dân chỉ biết cấy 2 vụ lúa, có nghề phụ đan lát (đan rổ, rá bằng tre) kiếm thêm thu nhập. Kinh tế người dân chỉ đủ ăn. Trước đây, thanh niên trong làng My Điền hay đi làm ăn xa, nay mọi chuyện trái ngược hoàn toàn. “Thôn My Điền được đổi tên thành tổ dân phố: My Điền 1, My Điền 2, My Điền 3 như bây giờ. Ví dụ như ở My Điền 2 có hơn 300 hộ với khoảng hơn 1.000 nhân khẩu. Nhưng số người tạm trú, thường trú từ các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đổ về làm công nhân nhiều gấp ba bốn lần số dân bản địa. Tất nhiên, người càng đông, càng sinh ra lắm chuyện” - ông Nghị nói.

Tệ nạn bủa vây

Vị Bí thư Chi bộ cho hay, dù kinh tế địa phương có nhiều đổi thay, nhưng kéo theo đó là rủi ro, mất an ninh trật tự, tội phạm và ma túy… “Sau dịch, công nhân giảm, nhưng các dịch vụ hát hò, tệ nạn ma túy, trộm cắp, lô đề vẫn diễn ra. Các quán karaoke vẫn mọc lên và hoạt động đến khuya. Trung bình mỗi tháng, vài lần tôi đi cùng lực lượng công an để kiểm tra, xử lý. Các quán karaoke đưa cả gái gú, ma túy vào sử dụng… Vừa rồi, cơ quan công an cũng tổ chức truy quét mấy vụ lô đề, nhắc nhở, bắt liên tục nhưng cũng không xuể”, ông Nghị cho hay.

Rồi ông Nghị kể tiếp, tệ nạn xâm nhập trước hết vào con em ở My Điền sau đó đến công nhân ở tỉnh xa về. Nhờ đất đai, dịch vụ, nhiều lớp trẻ ở My Điền giàu lên nhanh chóng, nhưng có những gia đình tán gia bại sản vì có con cái dính vào cờ bạc, ma túy. Giới trẻ ở đây “nổ” lô, “báo” đề và chơi cờ bạc nhiều, tinh vi và kín đáo. “Trong thôn có nhà nợ 4 - 5 tỷ đồng vì chơi lô đề, có gia đình bán nhà, bán đất để trả nợ. Như gia đình T. Đ. có hai cậu con trai báo lô đề vỡ nợ rồi bỏ vợ, con ở lại trốn biệt tăm. Gia đình đang rao bán nhà không có người mua. Dân xã hội đen đến ăn chực nằm chờ trước cửa, ném chất thải vào nhà gây mất an ninh địa phương. Hay như gia đình ông B có cháu nội nghiện, gia đình bà N ở Xóm 4 có cậu con trai cũng nghiện. Ngày ngày đi bán ở chợ được đồng nào nuôi con nghiện hết. Tất cả là do lôi kéo, đầu độc nhau thôi…”, ông Nghị chia sẻ và cho biết, cứ một vài tháng cơ quan công an bắt vài công nhân nghiện hút.

Không chỉ ở trong các khu trọ đông đúc như My Điền, tệ nạn ma túy còn len lỏi vào trong tường rào của các nhà máy ở khu công nghiệp. Đại úy Dương Quốc Kỳ, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an huyện Việt Yên cho biết, ngày 21/4 vừa qua, cơ quan này bắt đối tượng Ngô Thị Khuê (SN 1965), trú tại tổ 1, phường Mỹ Độ (TP Bắc Giang) là bảo vệ Công ty TNHH Risuntek về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Trước đó, ngày 10/3, lực lượng Công an huyện Việt Yên bắt quả tang đối tượng Trần Văn Phương (SN 1972), trú tại thôn Sàng Bến, xã Tân Quang (Lục Ngạn, Bắc Giang). Với phương thức tương tự, dưới vỏ bọc là bảo vệ một công ty thuộc KCN Quang Châu, Phương đã mua bán trái phép chất ma túy, gieo rắc cái chết trắng cho nhiều công nhân trẻ vừa bước vào đời.

https://tienphong.vn/nhung-khoang-lang-thanh-xuan-bai-4-giua-vong-vay-te-nan-post1450052.tpo

 

(Còn nữa)
Theo ĐỨC ANH (TPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.