Những giọt nước trong lòng thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với người Jrai ở phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai), giọt nước không đơn thuần là nơi tập trung lấy nước phục vụ sinh hoạt, cùng nhau chuyện trò sau một ngày lao động vất vả mà qua hình ảnh thân thương này, bà con còn thể hiện ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp. Đây cũng là nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương.

Trên con đường bê tông phẳng lì, già làng Dun (làng Do-Guah, xã Chư Á) nhiệt tình dẫn chúng tôi tham quan giọt nước ở phía đầu làng. Mùa này, giọt nước của làng trong vắt, tuôn chảy rì rào suốt ngày đêm. Xung quanh giọt nước là hàng cây xanh rợp bóng, thoáng mát cùng không gian yên bình của cánh đồng lúa xanh ngát.

Già làng Dun bên giọt nước của làng. Ảnh: R'Ô HOK

Già làng Dun bên giọt nước của làng. Ảnh: R'Ô HOK

Theo ông Dun, người Jrai xem nước là mạch nguồn của sự sống. Vì vậy, trước khi chọn đất lập làng, bà con phải tìm được nguồn nước đảm bảo sinh hoạt cho cộng đồng, vị trí giọt nước có thể ở đầu hoặc cuối làng. Khi xác định được nguồn nước phù hợp, bà con tiến hành khơi thông mạch nước và lắp đặt ống lồ ô, tre để thuận lợi cho việc lấy nước sử dụng. Tiếp đó, dân làng tổ chức cúng giọt nước để tạ ơn Yàng đã ban cho nguồn nước sạch. Sau khi hoàn tất lễ cúng, bà con sẽ tự do lấy nước, tắm rửa.

“Từ khi lập làng, giọt nước đã có rồi. Nước chảy ra từ sâu trong lòng đất nên dù trời nắng hạn, nước vẫn đều đều tuôn chảy và chưa bao giờ khô cạn. Nước ở đây ngọt trong, sạch sẽ, không gian lại thoáng mát. Ngoài việc phục vụ sinh hoạt cho các gia đình trong làng thì giọt nước cũng được rất nhiều người dân ở các làng lân cận như: làng Khưn, Ngol (phường Trà Bá), làng Chuét 1, Chuét 2 (phường Thắng Lợi), Chuét Ngol (xã Chư Á) thường xuyên lấy về sử dụng”-ông Dun bộc bạch.

Trò chuyện cùng chúng tôi, bà Siu H'Rú (làng Do-Guah) cho hay: “Hiện nay, phần lớn các hộ trong làng đều có nước giếng. Tuy nhiên, bà con vẫn giữ thói quen sử dụng giọt nước. Gia đình mình có 5 người nên việc tắm rửa, giặt giũ và sinh hoạt cũng thường xuyên diễn ra ở giọt nước đầu làng”. Còn bà HPló (cùng làng) thì chia sẻ: “Giọt nước không chỉ là nơi các bà, các chị, em tập trung lấy nước phục vụ sinh hoạt mà còn là nơi gặp gỡ, trò chuyện, tâm tình với nhau về chuyện đời sống, công việc làm ăn”.

Giọt nước làng Do-Guah (xã Chư Á, TP. Pleiku). Ảnh: R.H

Giọt nước làng Do-Guah (xã Chư Á, TP. Pleiku). Ảnh: R.H

Ông Juh-Trưởng thôn Do-Guah-cho biết: “Làng có 298 hộ/1.134 khẩu người Jrai. Bà con hiểu tầm quan trọng của giọt nước nên tự giác bảo vệ nguồn nước; tu sửa, dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm các con đường, khu vực xung quanh nhằm làm cho giọt nước thoáng mát, tránh bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện con đường dẫn đến giọt nước là đường đất nên vào mùa mưa, việc đi lại cũng bất tiện. Vì vậy, bà con rất mong được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng đường bê tông để đi lại thuận lợi, đảm bảo an toàn”.

Theo ông Đinh Ứt-Bí thư Đảng ủy xã Chư Á: Hiện nay, trên địa bàn xã chỉ còn làng Do-Guah có giọt nước. Năm 2015, Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai hỗ trợ 50 triệu đồng để cải tạo, sửa chữa giọt nước phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho bà con. Đây cũng là công trình đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo ý tưởng mùa hè nước năm 2015 do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nhãn hàng Comfort và Báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức.

Tương tự, đến làng C (xã Gào), dù sáng sớm hay chiều muộn, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ địu con đi tắm giặt, hứng nước từ các ống tre vào các quả bầu khô, chai nhựa. Trưởng thôn Siu Khek chia sẻ: Làng có 106 hộ với 446 khẩu, người Jrai chiếm khoảng 96%. Giọt nước đã gắn bó với dân làng từ rất lâu đời. Bao thế hệ người dân trong làng cũng uống nước từ giọt mà lớn lên. Trân quý giọt nước, mọi người ai cũng nhắc nhở nhau phải có trách nhiệm giữ sạch nguồn nước, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên xung quanh. “Vào ngày 26-10 hàng năm, dân làng tổ chức cúng giọt nước. Đây cũng là thời điểm phù hợp để chúng tôi tuyên truyền, nhắc nhở con cháu có ý thức bảo vệ môi trường và tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc”-ông Khek nói.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.