Những doanh nhân tuổi rồng đình đám trên thương trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh của REE, ông Đỗ Minh Phú của TPBank, ông Đặng Thành Tâm của Đô thị Kinh Bắc, ông Nguyễn Đức Thụy của LPBank là những doanh nhân tuổi thìn đình đám trên thương trường.

Nguyễn Thị Mai Thanh

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh (Nhâm Thìn) - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Cơ điện lạnh (mã chứng khoán: REE) - là nữ doanh nhân hiếm hoi tuổi rồng. Bà Thanh sinh ngày 25/12/1952 tại Tây Ninh, tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức).

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh.

Từ năm 1982, bà Thanh đầu quân cho REE. Chính bà Thanh là người đã góp công đầu trong việc cổ phần hóa công ty này từ những năm 1992 - 1993, đưa REE trở thành 1 trong 2 mã cổ phiếu đầu tiên giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hiện tại, bà Thanh đang nắm gần 50 triệu cổ phiếu REE, tương đương 12,2% vốn điều lệ của Công ty CP Cơ điện lạnh. Ngoài ra, con gái bà Thanh là Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh nắm hơn 5,4 triệu cổ phiếu REE, con trai bà Thanh là Nguyễn Ngọc Thái Bình đang sở hữu 8.010.434 cổ phiếu REE, chồng bà Thanh là Nguyễn Ngọc Hải nắm hơn 22 triệu cổ phiếu REE.

Ông Đỗ Minh Phú

Ông Đỗ Minh Phú (Nhâm Thìn) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã chứng khoán: TPB). Sinh năm 1952, ông Phú là con thứ 3 trong gia đình họ Đỗ, có cha là doanh nhân Đỗ Thế Sử.

Ông Đỗ Minh Phú.
Ông Đỗ Minh Phú.

Ông Phú thuộc thế hệ doanh nhân khởi nghiệp vào thập niên 90 của thế kỷ trước và sau đó gây dựng các công ty tư nhân tên tuổi. Năm 2007, ông Đỗ Minh Phú dồn hết sức lực xây dựng một trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam chuyên về vàng bạc đá quý, mang tên Doji Plaza (hay Ruby Plaza) trên phố Lê Ngọc Hân, Hà Nội.

Doanh nhân tuổi rồng này nổi tiếng từ sau thương vụ Tập đoàn Unicharm của Nhật mua lại thành công 95% cổ phần của Công ty CP Diana Việt Nam với trị giá 128 triệu USD (hơn 2.560 tỷ đồng) của anh em ông Phú sở hữu.

Khi Tienphong Bank (nay là TPBank) là 1 trong 9 ngân hàng thương mại cổ phần phải tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015, ông Phú cùng em trai của mình và Tập đoàn Doji đã bỏ tiền để mua lại.

Ông Đặng Thành Tâm

Ông Đặng Thành Tâm (Giáp Thìn) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC).

Ông Đặng Thành Tâm.
Ông Đặng Thành Tâm.

Ông Tâm sinh năm 1964, là cử nhân quản trị kinh doanh, kỹ sư hàng hải, cử nhân Luật, Diploma Quản lý kinh doanh của Đại học Quản lý Henley (Vương quốc Anh). Từ năm 1996 đến nay, ông Tâm nắm giữ các chức vụ lớn tại nhiều doanh nghiệp như, Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn...

Năm 2007, khi Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo được niêm yết, ông Đặng Thành Tâm trở thành người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán. Trong 3 năm tiếp theo, ông nắm giữ vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam.

Cuộc đời doanh nhân tuổi Giáp Thìn này từng trải qua quá nhiều thăng trầm và đã bán đi nhiều khoản đầu tư, rồi tập trung vào lĩnh vực cốt lõi của mình là bất động sản khu công nghiệp.

Ông Phạm Đình Đoàn

Ông Phạm Đình Đoàn (Giáp Thìn) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái. Ông Đoàn sinh năm 1964. Ông đứng ra thành lập Công ty TNHH Phú Thái năm 1993, chỉ hơn 10 thành viên, tập trung vào khai thác thị trường bán lẻ.

Ông Phạm Đình Đoàn.
Ông Phạm Đình Đoàn.

Đến nay Tập đoàn Phú Thái đã trở thành đơn vị phân phối hàng đầu Việt Nam với hơn 50.000 khách hàng là hệ thống chuỗi siêu thị, khách sạn, nhà hàng, đại lý bán buôn, bán lẻ… trải đều khắp ba miền.

Các nhà cung ứng trong và ngoài nước đang hợp tác với Phu Thai Group đã vượt qua con số 100, trong đó có nhiều thương hiệu lớn như P&G, Nike, Philips, DutchLady... Tập đoàn này cũng đa dạng hóa nguồn vốn với các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, bất động sản và tài chính…

Năm 2022, doanh thu thuần của Phú Thái và các công ty thành viên đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng gần 170% so với năm 2020.

Ông Nguyễn Đức Thụy

Ông Nguyễn Đức Thụy (Bính Thìn) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank - mã chứng khoán: LPB). Ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thuỵ) sinh năm 1976, tốt nghiệp Trường Đại học bang Colorado (Hoa kỳ). Ông từng nắm giữ chức danh quan trọng tại nhiều doanh nghiệp lớn, hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, xây dựng, năng lượng, xi măng…

Ông Nguyễn Đức Thụy.
Ông Nguyễn Đức Thụy.

Từ năm 2006, ông Thuỵ đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Xuân Thành Group. Năm 2010 làm Chủ tịch CLB Bóng đá Sài Gòn Xuân Thành và năm 2011 là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Xuân Thành.

Năm 2012 - 2013 là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xi măng Xuân Thành Hà Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Xi măng Xuân Thành Quảng Nam.

Năm 2016 là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Kim Liên. Năm 2017 - 2018, ông tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Điện Mặt trời Xuân Thiện Ninh Thuận, Điện Mặt trời Xuân Thiện Đắk Lắk. Năm 2019, ông nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thaiholdings.

Ông Nguyễn Đức Thụy được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị LPBank vào tháng 12/2022. Ngay sau đại hội cổ đông 2023, ông tiếp tục được Hội đồng quản trị mới tín nhiệm bầu giữ cương vị lãnh đạo cao nhất ở LPBank.

Trước đó, vào ngày 9/11/2020, bầu Thụy đã tham gia nghi lễ đánh cồng trong ngày chào sàn HoSE của LPBank, bên cạnh các lãnh đạo chủ chốt của nhà băng này. Kế sau sự ra mặt của ông Thụy, các ông Nguyễn Văn Thùy và Đoàn Nguyên Ngọc - em trai và em rể của đại gia đất Ninh Bình - cũng theo về LPBank.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.