Những điều thú vị về Giáng sinh có thể bạn chưa biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ giáng sinh luôn chứa đựng những câu chuyện, sự tích thú vị và đầy ý nghĩa mà đôi khi bạn chưa biết.
 

 

Những chiếc bít tất Giáng sinh bắt nguồn từ chuyện 3 cô gái chưa chồng giặt đồ và treo tất của họ bên lò sưởi cho nhanh khô. Họ không thể lấy chồng vì không có của hồi môn. Tuy nhiên, thánh Nicholas biết hoàn cảnh của họ đã đặt một thỏi vàng vào tất, buổi sáng khi các cô thức dậy và phát hiện ra nên họ đã có thể cưới chồng.
 

 

Ông già Noel thực ra rất nghiêm túc. Ông già Noel (Santa Claus) cũng là một vị thánh (Saint). Ông sống ở Myra vào những năm 300.
 

 

Kẹo cây gậy là một trong những biểu tượng nổi tiếng và phổ biến nhất cho Giáng sinh. Nó xuất hiện tại châu Âu vào năm 1670 nhưng mãi tới những năm 1800 mới có mặt ở Mỹ. Hình dáng chiếc kẹo ngày nay giống với cái móc mà Chúa Jesus dùng để đi chăn cừu.
 

 

Nhật Bản không phải là một quốc gia Kitô giáo truyền thống. Họ thậm chí còn không có kỳ nghỉ vào dịp Giáng sinh. Nhưng trong năm 1974, KFC tung ra một món ăn Kentucky cho Giáng sinh tại Nhật Bản, một chiến dịch tiếp thị khuyến khích các gia đình ăn một bữa ăn Giáng sinh tại các cửa hàng KFC và nó đã gặt hái được thành quả to lớn. Giờ đây vào dịp giáng sinh người dân Nhật Bản còn có thói quen tới các cửa hàng KFC để ăn.
 

 

Người ta hay dùng cụm từ viết tắt X-mas thay thế cho Christmas, nguồn gốc đó là chữ X là chữ cái đầu tiên của tên chúa Jesus trong tiếng Hy Lạp.
 

 

Cây Noel đầu tiên thực ra không phải là một cái cây. Người Đức đã làm nên cái cây này từ lông của những con ngỗng đã chết.
 

 

Chúa Giêsu được sinh ra vào mùa Xuân chứ không phải ngày 25-12.
 

 

Tại Mỹ và Canada, do nhu cầu gửi thư của các em nhỏ quá nhiều nên các nhân viên bưu điện không thể trả lời hết được. Người ta nghĩ ra cách là tạo ra cho ông già Noel mã bưu điện đặc biệt có tên là HOH, OHO.
 

 

Bài hát Jingle Bell dành cho Lễ tạ ơn, không phải cho Lễ Giáng sinh.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.