Những điều thi vị từ làng…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nghĩ đến du lịch Gia Lai, du khách sẽ mường tượng ra những điệu xoang nhịp nhàng của bao chàng trai cô gái miền sơn cước, các lễ hội bản địa truyền thống ngàn đời cha ông truyền lại hay đơn giản hơn là chiếc khung dệt cùng sợi chỉ màu, có thể là bay bổng chiêng ngân, là hội làng đang vào mùa… Hãy cùng nhau về làng để cảm nhận hết những điều thi vị nhất từ vang vọng núi rừng!
Những lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc bản địa là điều hấp dẫn và thôi thúc du khách tìm đến để được hòa mình vào không gian lễ hội mang nhiều sắc thái, hiểu hơn về phong tục tập quán, về sinh hoạt ăn ở của họ chính là những trải nghiệm mới lạ mà ai cũng muốn khai phá. Những lễ hội thường được diễn ra như: lễ bỏ mã, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa mới, lễ thổi tai, lễ cúng tạ ơn, lễ cúng giọt nước…
Lễ cúng giọt nước làng Ia Gri, huyện Chư Pah, một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai được tổ chức thường xuyên. Ảnh: Võ thanh Thảo
Lễ cúng giọt nước làng Ia Gri, huyện Chư Pah, một trong những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai được tổ chức thường xuyên. Ảnh: Võ thanh Thảo
Những chiếc cồng, chiêng xuất hiện trong hầu hết đời sống của người Jrai, Bahnar từ lúc sinh ra cho đến khi về với tổ tiên, là một phần không thể thiếu trong vòng đời mỗi người. Cồng chiêng không những mang giá trị văn hóa tâm linh trong đời sống tộc người mà còn là công cụ giao tiếp giữa con người và thần linh, là tài sản quý giá của mỗi gia đình, bản làng.
Đội chiêng nhí làng Kon So Lawl, huyện Chư Pah đang biểu diễn trước nhà rông của làng. Ảnh: Võ thanh Thảo
Đội chiêng nhí làng Kon So Lawl, huyện Chư Pah đang biểu diễn trước nhà rông của làng. Ảnh: Võ thanh Thảo
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, những bản làng còn giữ được nghề truyền thống như đan lát, tạc tượng hay dệt là vô cùng quý giá bỡi phục vụ nhu cầu đời thường còn mang ý nghĩa bản tồn, bản phát huy bản sắc văn hóa bản địa thể hiện qua đôi tay khéo léo, tài hoa của người bản địa. Những sản phẩm như khố, áo, điệu, túi  hay những chiếc gùi xinh xắn ngày nay còn là mặt hàng lưu niệm được ưa thích.
Tạc tượng gỗ dân gian là một trong những nghề truyền thống cần được nhân rộng và gìn giữ bởi những giá trị nó được tạo ra. Ảnh: Võ thanh Thảo
Tạc tượng gỗ dân gian là một trong những nghề truyền thống cần được nhân rộng và gìn giữ bởi những giá trị nó được tạo ra. Ảnh: Võ thanh Thảo
Làng đẹp và thi vị từ những điều giản đơn nhất. Có thể chỉ là nụ cười bên mái nhà rông hay nhịp nhàng giã gạo bên hiên nhà cũng khiến du khách xốn xang, để rồi muốn đến, cảm nhận từ những điều giản đơn nhất từ làng.
Nụ cười như nắng ươm vàng cả một góc trời khiến ai cũng xuyến xao khi được hòa mình vào không gian yên bình đó. Ảnh: Võ thanh Thảo
Nụ cười như nắng ươm vàng cả một góc trời khiến ai cũng xuyến xao khi được hòa mình vào không gian yên bình đó. Ảnh: Võ thanh Thảo
Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.