Những cuốn sách giúp thiếu nhi vượt qua nỗi sợ hãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những câu chuyện nho nhỏ, hồn nhiên, giản dị nhưng lại giúp các em đối diện với nỗi sợ của bản thân.
 

Những cuốn sách viết cho thiếu nhi với chủ đề
Những cuốn sách viết cho thiếu nhi với chủ đề "Vượt qua nỗi sợ hãi" và "Bí mật của tôi".

Sau lễ tổng kết cuộc Vận động sáng tác Văn học thiếu nhi giai đoạn 2012-2013 do dự án Hỗ trợ văn học thiếu nhi Việt Nam-Đan Mạch tổ chức, NXB Kim Đồng cho ra mắt nhiều cuốn sách hay viết cho thiếu nhi. Những cuốn sách này là tập hợp các tác phẩm xuất sắc của nhiều tác giả, trong đó có những cây bút không chuyên, viết cho các em thiếu nhi với chủ đề "Vượt qua nỗi sợ hãi".

Cuốn sách Con ma da sau vườn, được lấy theo tên truyện ngắn đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác của tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam, là tập hợp gần 20 truyện ngắn thú vị về những nỗi sợ của trẻ em.

Đó là sợ ma-nỗi sợ khá phổ biến với các em nhỏ trong truyện ngắn Con ma da sau vườn. Hay nỗi sợ ít gặp, là phải làm bài tập làm văn... giống y như sách văn mẫu của một cô bé. Vượt qua nỗi sợ hãi, cô bé ấy quyết định không làm theo sách văn mẫu mà viết một bài văn trung thực, để làm một người trung thực. Truyện ngắn Chuột nhắt 7A3 lại kể về ngổn ngang những nỗi sợ của cuộc sống hiện thực hôm nay: những người nghèo ở quê ra thành phố sợ không tìm được việc làm, sợ không kiếm được tiền gửi về cho con kịp đóng học phí...

Mỗi tác giả một phong cách riêng, một phát hiện riêng, có tác giả là nhà văn, nhà thơ, có tác giả không chuyên, có tác giả lớn tuổi, có tác giả mới lần đầu viết truyện ngắn, có tác giả đậm đà phong cách miền núi, có ngòi bút chân chất miệt vườn... Tất cả đã tạo nên một cuốn sách hấp dẫn với các em nhỏ.

Ngoài ra, nhân dịp này, NXB Kim Đồng cũng đã gửi đến độc giả hai cuốn sách trong "Tủ sách tuổi thần tiên" là Bộ ba hoàn hảoMắt đen của tôi ơi. Đây là những tác phẩm được tuyển chọn từ cuộc vận động sáng tác với chủ đề "Bí mật của tôi" do Hội Nhà văn Đan Mạch và NXB Kim Đồng tổ chức.

Thông qua những câu chuyện tuổi thơ, các tác giả đã mang đến những bài học nhẹ nhàng, mang ý nghĩa giáo dục thiết thực không chỉ cho các em thiếu nhi mà còn cho độc giả mọi lứa tuổi. Truyện ngắn Bộ ba hoàn hảo của Ngọc Linh kể chuyện ba con bé Chichi Bé Nhỏ, Mèo Mini, Cún Kiki trúng thưởng xổ số, cùng con mèo và con cún đóng giả làm người cha đi lĩnh thưởng nhưng gặp nhiều trắc trở và phần thưởng chưa biết sẽ rơi vào tay ai. Truyện Bí mật đôi cánh hoa bay của Đinh Thị Thu là câu chuyện cảm động về cô bé khuyết tật, vượt qua những cơn đau của cái bướu để vươn lên trong sự cảm thông của bạn bè...

Những câu chuyện tuổi thơ hài hước, hóm hỉnh, pha chút tinh nghịch của tuổi hồn nhiên, nhưng vẫn lắng đọng trong lòng người đọc nhiều bài học cảm động và ý nghĩa.

Theo vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...