Những cung đường nhuộm máu, nước mắt giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để đến được trường dạy học, nhiều giáo viên ở Tây Nguyên đã phải vượt qua con đường độc đạo, vắng.vẻ và không ít người đã phải đổ máu vì tai nạn.



Nhiều giáo viên ví xã Hà Đông, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai, là nơi "tận cùng của thế giới" vì là xã xa nhất, được bao bọc bởi trùng điệp núi non, vào đây chỉ có con đường độc đạo. Toàn xã có 3 trường học các cấp là mầm non, tiểu học và THCS với khoảng 80 giáo viên. Tất cả giáo viên có nhà ở xa, có người phải vượt hàng trăm km đến trường.

Cung đường "tử thần"

Đoạn đường khó khăn nhất mà giáo viên phải vượt qua để đến trường là đường liên xã nối từ xã Đắk Sơ Mei với xã Hà Đông. Đường rộng chỉ 3 m, dài 35 km. Đoạn đường như sợi dây dài luồn lách dưới tán rừng, vắt ngang những quả đồi, chỉ lác đác vài căn chòi rẫy của người dân thấp thoáng trên các triền đồi mà tuyệt nhiên không có hộ dân nào sinh sống hai bên đường.

Trên cung đường này, nhiều đoạn dốc dựng đứng, lại ngay khúc cua khuỷu tay khiến xe máy phải cài số 1, lấy trớn từ xa mới có thể ì ạch vượt qua. Dọc cung đường này, gặp những ngày mưa thì chạy phía trước lại nghe phía sau cây đổ, sạt lở đất ầm ào.

Cách trung tâm xã khoảng 10 km, có vị trí được các giáo viên gọi là "khúc cua tử thần" vì rất hay xảy ra tai nạn. "Đường hẹp, góc cua gấp và khuất tầm nhìn, phía bên dưới là vực sâu nên ai không quen đường mà lỡ đi nhanh, gặp xe chạy ngược chiều thì rất dễ lao xuống vực" - thầy Đỗ Thiện Úy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Hà Đông, cho biết rồi bảo đa phần giáo viên đều đi làm bằng xe máy mà đường lại vắng người, không có nhà dân nên mỗi khi xe gặp sự cố thì chỉ có… khóc.

Cô Lê Thị Hương Lan, giáo viên của trường này, nói mỗi lần đi về cô đều run lên vì sợ. "Tôi đi xe mà không dám bóp còi vì trong đầu cứ lo nếu bóp còi, có người xấu nghe được, biết mình đang tới, họ lao ra chặn đường" - cô Lan nói.


 

Con đường lên “cổng trời” Ea Rớt
Con đường lên “cổng trời” Ea Rớt



Gặp tai nạn chỉ biết khóc

Trong khi đó, thôn Ea Rớt (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) thường được gọi là "cổng trời". Bởi lẽ, để đến được đây phải vượt qua những con dốc cao, những đoạn đường gấp khúc và cả các con suối chảy xiết. Ở đây, mùa khô thì nắng cháy da thịt, mùa mưa có khi cả tuần không thấy ánh mặt trời.

Cô Nguyễn Thị Liễu (giáo viên lớp 5, điểm trường thôn Ea Rớt, thuộc Trường Tiểu học Cư Pui 2) nhà ở xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, cách điểm trường Ea Rớt tròn 40 km. Ngày đầu tiên đặt chân đến trường sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Quy Nhơn năm 2014, cô Liễu đã khóc, muốn xin nghỉ dạy. Nhưng rồi, thấy những đứa trẻ lem luốc khát khao con chữ, cô Liễu động viên mình bám trụ. Chồng công tác ở tận Gia Lai, lại có 2 con nhỏ nên ngày nào cô Liễu cũng phải đi về để chăm sóc con.

Ở điểm trường thôn Ea Rớt, học sinh lớp 5 chỉ học một buổi nên 10 giờ sáng, cô Liễu chạy xe máy vượt 40 km tới trường, dạy xong về tới nhà đã hơn 7 giờ tối. "Điều khó khăn nhất là trên quãng đường này có 10 km đường xấu và phải vượt đò. Mùa nắng, bụi mịt mù, mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt nên chuyện té ngã xảy ra như cơm bữa. Những ngày trời mưa, tôi thường phải để xe lại bên đường hoặc gửi nhà người dân đi bộ hơn 5 km đến trường vì xe không thể chạy được" - cô Liễu tâm sự.

Cũng như cô Liễu, cô Nguyễn Thị Trang (giáo viên lớp 2, nhà ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) có 2 con nhỏ nên hằng ngày phải vượt 60 km để đến điểm trường thôn Ea Rớt. Cô Trang dạy buổi sáng nên từ 4 giờ đã phải xuất phát. "Trong một lần đến trường, đường trơn trượt nên tôi đã bị té ngã lăn từ trên dốc xuống. Tỉnh lại, tôi chỉ biết ôm bụng ngồi khóc. Lúc đó, tôi đang mang thai nhưng may mắn cả 2 mẹ con đều bình an vô sự" - cô Trang kể.

Trở lại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Hà Đông, vừa qua, cô Trần Thị Bá Tiền (SN 1984, giáo viên âm nhạc) phải phẫu thuật lần 2 cho cánh tay cắt bỏ do tai nạn. Sáng 9-9, cô Tiền đi xe máy vượt 130 km từ nhà tại xã Đắk H’lơ, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, tới trường. Khi thấy một xe tải đi ngược chiều, cô Tiền đã chủ động đi chậm, nép vào vệ đường để tránh nhưng trúng phải vùng đất nhão xe bị ngã. Theo phản xạ, cô Tiền đưa tay ra chống đỡ thì bị bánh xe tải chèn qua, gãy nát.

Cách đây khoảng 2 năm, khi từ xã Hà Bầu, huyện Đắk Đoa, đến Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trần Kiên (xã Hà Đông) dạy học thì cô giáo Am Gửi bị ôtô tông, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. May mắn, cô qua khỏi và giờ vẫn bám trụ với trường.



Tiền lương đủ... mua xăng

Các giáo viên ở Trường Tiểu học Cư Pui 2, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, cho biết nếu đi về trong ngày thì nhiều giáo viên ở trường này nhận lương chỉ đủ để mua xăng.

Thầy Nguyễn Thuần, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cư Pui 2, cho biết điểm trường Ea Rớt hiện có 6 lớp với 6 giáo viên. "Đầu năm 2019, xã Cư Pui tiếp tục được đưa vào xã vùng 3. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên giáo viên vẫn chưa được nhận phụ cấp, lương hiện nay chỉ 4-5 triệu đồng/người. Trước những khó khăn này, nhà trường có hỗ trợ tiền xăng mỗi tháng 200.000 đồng/giáo viên" - thầy Thuần cho hay.


Hoàng Thanh - Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.