Những con số đem lại niềm vui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là nói về những con số dẫn chứng trong các bài viết mà một số cơ quan truyền thông công bố trong những ngày trung/hạ tuần tháng 10-2014 vừa rồi nhân dịp tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, như: “Người Việt, hàng Việt và ý chí tự lực tự cường”, rồi “92% người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt”, “Vận động người Việt dùng hàng Việt tới 109 quốc gia, vùng lãnh thổ” và 63% người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, có những mặt hàng được người Việt ưa dùng như dệt may, da giày (80%), thực phẩm, rau củ quả trên 58% người Việt ưa dùng... Điều này chúng tôi thấy vui khi mà người Việt đã tỏ rõ lòng yêu nước của mình bằng cách “dùng hàng Việt”!

Do đặc điểm công việc, tôi có điều kiện đi nhiều, từ nông thôn, đô thị, miền xuôi, vùng núi cao hẻo lánh..., những năm gần đây đã thấy hàng Việt nhiều hơn, người tiêu dùng ở những nơi ấy đã quan tâm đến nhiều mặt hàng sản xuất trong nước, từ nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ... đó là điều đáng ghi nhận. Ý thức, chúng ta đã biết không phải tự nhiên có được mà phải qua giáo dục, rèn luyện, nhận thức từ thực tiễn khách quan, vì vậy để mọi người có-ý-thức tự giác làm “người yêu nước” trước sự lựa chọn cho mình những nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày thì cần phải được các cấp, ngành, đoàn thể, gia đình thường xuyên tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, động viên, khơi dậy lòng yêu nước là thiết thực thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

 

 

Tuy nhiên cũng cần có đôi điều muốn nói, trong cơ chế kinh tế thị trường, sự cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng hàng hóa là điều tất yếu. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm hàng hóa nào vừa rẻ lại vừa tốt, chẳng ai lại bỏ tiền ra để mua những sản phẩm vừa đắt, lại xấu, chất lượng kém. Cho nên, đi đôi với việc tuyên truyền vận động, cổ vũ, động viên, khen thưởng... thì vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp cần luôn đầu tư nâng cấp, đổi mới trang-thiết bị, ứng dụng khoa học, công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất, nhằm hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực quảng bá, giới thiệu hàng nội đến người tiêu dùng. Việc nữa là Nhà nước có chính sách giảm lãi suất cho vay, miễn giảm các loại thuế... cho doanh nghiệp. Có quy hoạch, kế hoạch và luôn rà soát quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng, lĩnh vực sản xuất, dự báo nhu cầu xã hội... để doanh nghiệp quyết định việc đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp.

Cùng với đó, khâu lưu thông và thị trường cũng là việc cần xem xét. Ai cũng biết nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm tỷ lệ trên 70% dân số, nông thôn là thị trường rộng lớn, nông dân là đối tượng tiêu thụ hàng hóa vô cùng nhiều, nhưng các nhà doanh nghiệp, nhà phân phối chưa thật sự quan tâm, thị trường nông thôn và đối tượng tiêu dùng nông dân gần như có thời gian dài bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, hàng hóa nước ngoài tràn ngập, bởi tình trạng buôn lậu chưa được ngăn chặn triệt để, hàng Việt bị chèn ép, cạnh tranh vì giá cả ngay trên sân nhà. Người dân nông thôn chịu không ít thiệt thòi khi mà hàng hóa ngoại nhập, nhất là hàng Trung Quốc ngoài yếu tố giá thì chất lượng kém, nhiều sản phẩm hàng hóa chưa được kiểm tra, kiểm nghiệm, không có nơi sản xuất, xuất xứ rõ ràng, không ít sản phẩm có những hóa chất bảo quản độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà trong thời gian qua đã có những cảnh báo từ các cơ quan chức năng.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ trương đúng đắn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong nước, nó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nội địa ổn định và phát triển, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong các doanh nghiệp, tăng thu cho ngân sách; phòng-chống buôn lậu, chống kinh doanh hàng giả, hàng dỏm... Dẫu đã có tiến bộ trong việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhưng thiết nghĩ việc này cần tiếp tục, liên tục tuyên truyền, vận động mọi người dần loại bỏ thói quen sính ngoại, xây dựng ý thức tự nguyện tự giác, trước hết, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước và người thân của họ phải là những người tự giác đi đầu thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” rất hữu ích này!

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null