Những chuyện bí hiểm trên"tử địa lộ thiên"lớn nhất hành tinh:Ám ảnh nhà leo núi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đối với nhiều nhà leo núi, Everest là đỉnh núi vừa đem lại vinh quang vừa mang đến cái chết khắc nghiệt nhất. Đó là lý do nó được gọi là "tử địa lộ thiên" lớn nhất thế giới.
Nếu so với mực nước biển thìEverestlàđỉnh núi cao nhất thế giới- cao 8.848m. Everest còn có tên gọi khác làđỉnh Chomolungma. Đỉnh núi cao nhất hành tinh này nằm trong hệ thống dãy núi Himalaya ở châu Á.
Được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới" nên Everest là địa điểm giới leo núi trên toàn thế giới tề tựu với quyết tâm chinh phục cực kỳ mạnh mẽ.
 
Everest - "tử địa lộ thiên" lớn nhất thế giới.
Kể từ hành trình chinh phục Everest thành công đầu tiên của hai nhà leo núi là Sir Edmund Hillary (1919 - 2008, người New Zealand) và Tenzing Norgay (1914 - 1986, người Nepal) ngày 29/5/1953, hơn 6 thập kỷ đã qua đi, Everest giờ còn được mệnh danh là "tử địa lộ thiên" lớn nhất thế giới.
Hãy xem, thế giới xoay quanh "tử địa" này có những câu chuyện bí hiểm nào. Và vì sao nó lại có "nickname" như thế.
1. "Những linh hồn oan khuất" trên đỉnh Everest
Pemba Dorje là nhà leo núi người Nepal. Anh hiện đang nắm giữ kỷ lục là nhà leo núi chinh phục đỉnhEverest nhanh nhất thế giới.
 
Pemba Dorje - nhà leo núi người Nepal, chinh phục đỉnh Everest nhanh nhất thế giới.
Với tổng thời gian chạm đến đỉnh là 8 giờ 10 phút vào ngày 21/5/2004, Pemba Dorje là người phá kỷ lục chính mình từng nắm giữ trước đó, vào năm 2003 với thời gian là 12 giờ 45 phút (Ba ngày sau khi Pemba Dorje lập kỷ lục năm 2003, một người leo núi Nepal là Lakpa Gelu đã chinh phục Everest trong 10 giờ 56 phút).
Quay trở lại khoảng thời gian Pemba Dorje xác lập kỷ lục chinh phục Everest nhanh nhất thế giới. Ba ngày sau đó, vào ngày 24/5/2004, trên đường trở xuống, khi Pemba Dorje đến đèo South Col, anh tình cờ gặp một nhóm các nhà leo núi tại đây.
Chỉ có điều, tất cả họ đều đã chết. Thi thể bị vùi lấp gần kín hết bởi tuyết lạnh. Khi tiếp cận nhóm người đã chết, Pemba Dorje về sau kể lại rằng, anh cảm thấy toàn thân như bị bao bọc bởi một hiện tượng siêu nhiên nào đó.
 
Việc dừng lại và tỏ lòng thành kính với người đã khuất cũng là một cách thể hiện sự đồng cảm với những người dành hết tâm huyết để chinh phục thiên nhiên. Ảnh: Listverse
"Khi tôi dừng lại ở một đống đá, tôi thấy một vài bóng đen đang tiến về phía tôi, vươn tay và cầu xin thứ gì đó để ăn. Tôi nghĩ đó là linh hồn của những người leo núi đã chết trong và sau khi lên đỉnh Everest..." -Pemba Dorje kể lại.
Nhiều người tin rằng, những người không may bỏ mạng trên chuyến hành trình dở dang trên Everest nếu không được chôn cất tử tế hoặc mang về quê nhà đều sẽ trở thành những linh hồn oan khuất, lang thang khắp chốn.
Có thể với nhiều người, câu chuyện củaPemba Dorje hoàn toàn hoang đường, rằng trên đời này không hề có ma, tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, việc dừng lại và tỏ lòng thành kính với người đã khuất cũng là một cách thể hiện sự đồng cảm với những người dành hết tâm huyết để chinh phục thiên nhiên.
2. Ngưỡng Chết khó vượt qua trên Everest
Theo thống kê, khoảng 200 nhà leo núi chuyên nghiệp thế giới khi chinh phục "Nóc nhà thế giới" đã rơi vàoNgưỡng Chết của đỉnh Everestvà bỏ mạng vĩnh viễn tại đây.
 
Ngưỡng Chết trên Everest: Ranh giới sự sống và cái chết ở độ cao trên 8000m.
Đối với dân leo núi chuyên nghiệp, Ngưỡng Chết - Death Zone - không còn là khái niệm xa lạ. Bởi chạm được đến Ngưỡng Chết là lúc họ vượt qua hàng loạt khó khăn khắc nghiệt trước đó. Vậy Ngưỡng Chết là gì?
Ngưỡng Chết chính là độ cao trên 8.000m tính từ mực nước biển của đỉnh Everest. Ở độ cao này, oxy là thứ xa xỉ và đắt đỏ nhất đối với lá phổi của con người. Theo Hiệp hội Y khoa Hoàng gia Anh, ở độ cao khủng khiếp này, không khí cực kỳ loãng, chỉ còn 30% so với mực nước biển.
Để hiểu mức độ oxy khan hiếm trên Ngưỡng Chết như thế nào, giới leo núi chuyên nghiệp miêu tả: Bạn chỉ cần hình dung thế này, ngay cả khi được đeo bình dưỡng khí thì ở độ cao hơn 8.000m, việc hít thở khó khăn chẳng khác gì việc bạn chạy trên máy chạy (ở mức chạy cao nhất) nhưng chỉ được hít thở qua một ống hút bé tí.
Trên thế giới, có nhà leo núi đã chinh phục Everest mà không cần bình dưỡng khí. Nghĩa là, ông là người vượt qua Ngưỡng Chết, tiếp tục leo thêm gần 900m để chạm chân lên đỉnh Everest mà không hề trang bị bình dưỡng khí. Đó là Reinhold Messner.
Ngày 8/5/1978, nhà leo núi người Ý cùngPeter Habeler (người Áo) đã trở thành bộ đôi khuất phục Everest dưới chân mà không cần bình oxy!
3. Chuyện hoang đường trong đêm giá lạnh ở Everest
Tháng 9/1975, hai nhà leo núi người Anh Dougal Haston và Doug Scott buộc phải qua đêm tại Ngưỡng Chết sau khi leo lên đỉnh Everest thành công vài giờ trước đó.
Để chống chọi với cái lạnh xuống đến âm hàng chục độ C, họ phải dùng chút sức lực hiếm hoi để đào hố tuyết và vùi mình trong đó với một chút ít hy vọng sẽ sống sót đến sáng mai.
Tình hình lúc đó tựa như "ngàn cân treo sợi tóc": Nguồn oxy nhanh chóng cạn kiệt, không thức ăn và hơi ấm. Cả hai đã nghĩ đến việc bỏ mạng vĩnh viễn trên Everest. Tuy nhiên, một chuyện không thể lý giải đã xảy ra với họ.
Sau khi sống sót trở về, cả hai đều thuật lại câu chuyện tưởng như hoang đường của mình rằng: Trong ánh sáng le lói của chiếc đèn, họ nhìn thấy một nhà leo núi nọ trong hang tuyết ấm cúng. Nhà leo núi ấy còn chia sẻ hơi ấm choDougal Haston và Doug Scott và đưa ra lời khuyên hữu ích giúp cả 2 sống sót trở về.
Những nhà leo núi nổi tiếng khác nhưReinhold Messner, Peter Hillary (con trai của Edmund Hillary), Lincoln Hall... cũng kể những chuyện tương tự trong chuyến hành trình chinh phục Everest của mình.
Đối với các nhà leo núi rơi vào tình trạng "thập tử nhất sinh" khi đó, chắc chắn đã có một "phép màu kỳ diệu" nào đó giúp họ sống sót qua đêm lạnh giá ở Everest. Đó có thể là bí mật họ mãi mãi không thể lý giải được trong thời khắc tử thần kề cận.
4. Quái vật người tuyết Yeti trên Everest?
 
Quái vật hồ Loch Ness, người tuyết Yeti và dã nhân Big Foot là "tam đại bí ẩn thế kỷ" mà các nhà sinh vật học chưa thể giải mã hoàn chỉnh.
Người Nepal và Tây Tạng thường truyền tai nhau về con quái vật khổng lồ sinh sống tại vùng núi quanh năm tuyết lạnh trên Everest. Theo họ,quái vật Yeticó nguồn gốc từvùng núi Everest. Việc dân địa phương thường xuyên nhìn thấy những dấu chân khổng lồ còn in trên tuyết ngày càng củng cố niềm tin bấy lâu.
Không những thế, năm 1951, một đoàn thám hiểmEverest của nhà leo núi người Anh Eric Shipton đã nhìn thấy những dấu chân khổng lồ ở độ cao 6.000m. Đến năm 2009, nhà làm phim người Mỹ Josh Gates và đội Destination Truth của anh cũng phát hiện những dấu tích tương tự được cho là củangười tuyết Yeti.
Các mẫu lông mà Josh Gates lấy được từ một dấu chân dài 33cm, rộng 25cm sau khi được kiểm tra bởi một nhà phân tích pháp y, cho thấy đây là mẫu chứa một chuỗi DNA hoàn toàn chưa được biết đến cho đến nay.
Vì chưa tận mắt nhìn thấy hoặc có bằng chứng xác thực nên câu chuyện về người tuyết Yeti trên đỉnh Everest nói riêng và nhiều khu vực khác trên thế giới nói chung vẫn chứa nhiều hồ nghi. Chính vì thế, quái vật hồ Loch Ness, người tuyết Yeti và dã nhân Big Foot là "tam đại bí ẩn thế kỷ" mà các nhà sinh vật học chưa thể giải mã hoàn chỉnh.
 
DNVN/Theo Helino

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.