Những chiến binh K 'lạ đời': Nữ dược sĩ và nỗi buồn... hai phút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nữ 'chiến binh K' khẳng định: 'Chia sẻ là sức mạnh. Chia sẻ để được sẻ chia, để không thấy mình đơn độc'

Chị Thanh Trúc (hàng đầu) tình nguyện dạy tiếng Anh cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn - ảnh: NVCC
Chị Thanh Trúc (hàng đầu) tình nguyện dạy tiếng Anh cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn - ảnh: NVCC



Dịp sinh nhật tuổi 28, chị Triệu Thị Thanh Trúc (quê Lâm Đồng, tốt nghiệp thạc sĩ ngành dược tại Anh) phát hiện mình bị ung thư vú. Chị bật khóc và buồn khoảng... hai phút rồi xốc lại tinh thần, chuẩn bị bước vào cuộc chiến cam go.

Trong hai phút ấy, nhiều câu hỏi thảng thốt kéo đến với cô gái trẻ: “Trời ơi, mình mới 28 tuổi, sao lại bị ung thư vú?”, “Mình đâu làm gì ác, sao phải bị như vậy?”…Vốn là người tự chủ, chị Trúc trấn tĩnh: “Cũng như bao bệnh nhân khác, mình cũng khóc và tội nghiệp cho bản thân. Nhưng khoảng thời gian đó nên ngắn thôi, vì còn phải chiến đấu với ung thư. Mình phải trở lại tinh thần lạc quan và mạnh mẽ càng nhanh càng tốt”.


 

 Lạc quan điều trị ung thư
Lạc quan điều trị ung thư



“Cô bị ung thư mà chưa chết à ?”

Từ nhỏ Thanh Trúc đã sớm có tính tự lập. Năm 16 tuổi, Trúc sang Anh du học, với ước muốn sau này đỡ đần gánh nặng kinh tế cho bố mẹ.

 

Nên khám sức khỏe định kỳ

Từ kinh nghiệm “xương máu” của bản thân, chị Trúc nhắn nhủ, ung thư đang có xu hướng trẻ hóa ở VN. Vì vậy, bạn nên phòng tránh và kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Bạn cũng cần có quỹ dự phòng, bởi không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình. Chị tâm tình: “Nhiều bạn trẻ sẵn sàng dành tiền mua điện thoại, áo quần, uống trà sữa này nọ nhưng lại không quan tâm tới việc trích ra khoản tiền để kiểm tra sức khỏe”.


Hoàn thành chương trình thạc sĩ ngành dược tại Đại học Manchester (Anh), Trúc quay về VN vào năm 2015 và làm cho một hãng dược lớn tại TP.HCM. Sau này, chị chuyển sang dạy tiếng Anh cho một trung tâm ngoại ngữ.

Tháng 11.2018, bước vào tuổi 28 với bao hoài bão, Trúc mắc bệnh ung thư giai đoạn 2B. Một tháng sau, chị quyết định phẫu thuật cắt bỏ vú trái. Tiếp đó, chị thực hiện 6 đợt hóa trị. Theo chị Trúc, do chị bị ung thư vú thể tam dương có diễn biến phức tạp, nên chị phải đồng thời sử dụng thuốc sinh học rất đắt đỏ.

Thanh Trúc rất sợ kim tiêm. Vậy mà trong quá trình chữa bệnh ung thư, nhiều tháng chị bị chọc kim 3 - 4 lần/tuần để xét nghiệm, truyền thuốc. Sau một thời gian, ven trên hai tay chị bị chai, việc tìm vị trí để chích trở nên khó khăn. Mỗi lần nghe điều dưỡng bảo: “Em ơi không thấy mạch đâu!”, tự nhiên nước mắt chị chảy tràn bởi lúc đó chị biết mình sẽ bị “thử kim” nhiều chỗ nữa. Dẫu đau và sợ, chị Trúc cắn răng ngó lơ nơi khác, trong đầu tua đi tua lại ý nghĩ: Bây giờ mình có bệnh thì phải cố gắng tới cùng để chữa bệnh.

Thời gian đầu hóa trị, tóc chị Trúc rụng sạch. Dạo ấy cũng trùng dịp Tết Nguyên đán nên bố chị Trúc khuyên con gái đội tóc giả về quê để hàng xóm không dị nghị. Tuy nhiên, chị Trúc chọn cách quấn khăn. Chị vui vẻ giải thích: “Tôi không bận tâm người khác nghĩ gì về mình mà chỉ cần chú ý sức khỏe của mình thế nào thôi. Dùng tóc giả khá nóng và không thoải mái, quấn khăn dễ chịu và thoáng hơn. Chưa kể một bộ tóc giả loại tốt cũng mắc, có thể mua được 5 - 6 cái khăn, mỗi ngày quấn cái khăn khác màu, coi như mình có một kiểu thời trang rồi”.

Thấy chị quấn khăn, nhiều người tò mò: “Ủa, sao em quấn khăn vậy?”. Chị Trúc đáp: “Dạ, em bị ung thư, mất hết tóc ạ”. Đáp lại là những từ cảm thán “Ồ, à” hoặc sự im lặng vì bất ngờ.

Tại những lớp tiếng Anh do chị Trúc giảng dạy, học sinh cũng thắc mắc về chuyện cô quấn khăn. Sau khi được biết căn bệnh của cô giáo, một số em ngạc nhiên: “Ủa, cô bị ung thư mà cô chưa chết à?”…

Trò chuyện với chúng tôi, chị Trúc bộc bạch: “Nghe các bé nói vậy, mình mắc cười quá! Không chỉ các bé, hầu hết mọi người đều nghĩ ung thư như án tử hình, nếu bị ung thư ắt phải chết”. Chị Trúc so sánh, nước Anh và nhiều quốc gia khác có những chương trình tuyên truyền rất lớn trong cộng đồng về ung thư. Họ coi ung thư là bệnh mãn tính như những bệnh cao huyết áp, tiểu đường chẳng hạn. Do đó, bệnh nhân ung thư không bị định kiến.


 

Thanh Trúc tích cực tham gia những hoạt động tuyên truyền phòng ngừa ung thư - Ảnh: BCNV
Thanh Trúc tích cực tham gia những hoạt động tuyên truyền phòng ngừa ung thư - Ảnh: BCNV


Chia sẻ là sức mạnh

Từ đầu năm nay, sức khỏe của chị Trúc tiến triển khả quan. Mỗi tháng, chị duy trì tái khám một lần.

Chị Trúc cho rằng lúc biết mình bị ung thư, các bệnh nhân thường than khóc, bi quan. Nhiều người bỏ ăn bỏ uống, khiến sức khỏe càng sa sút, ảnh hưởng tiến trình điều trị. Cạnh đó, họ lo lắng về vấn đề tiền bạc để chữa bệnh. “Tôi nghĩ trường hợp bệnh nhân lạc quan như tôi không nhiều. Dù mệt cỡ nào, tôi cũng ráng ăn và tập thể dục để tới đợt là vô thuốc đều đều. Tôi luôn chuẩn bị về tinh thần và tài chính, phòng khi có chuyện gì không tốt xảy ra là có thể chủ động ứng phó”, chị nói.


 


“Xin bác dừng ở đây...”

Khi chị Trúc quyết định cắt bỏ toàn bộ vú trái để điều trị ung thư, bác sĩ hỏi chị có mổ tái tạo hay không. Chị đáp: “Dạ, không tái tạo”. Nhiều y bác sĩ hỏi tiếp: “Tại sao vậy, em còn quá trẻ mà?”. Theo chị Trúc, chị chỉ muốn cơ thể mình hồi phục và khỏe mạnh, chứ hình thức không quan trọng lắm. Trong khi đó, mổ tái tạo là phải lấy cơ, mô da, mỡ từ bộ phận khác trên cơ thể đắp vào, nên ảnh hưởng sức khỏe.

Chị Trúc góp ý: “Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân phải làm gì bước tiếp theo là rất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều khi bác sĩ không quan tâm nguyện vọng của chúng tôi. Họ áp đặt ý kiến chủ quan về những cách tái tạo này nọ. Tôi sốt ruột quá, đành phải lên tiếng: Xin bác dừng ở đây vì em không chọn mổ tái tạo”.


Theo chị Trúc, lâu nay mỗi khi có ai mắc bệnh ung thư, những người xung quanh thường bàn tán “chắc kiếp trước làm gì không tốt, nên giờ phải trả nghiệp”. Quan niệm này gây thêm áp lực, ảnh hưởng đến tinh thần của bệnh nhân và quá trình điều trị. Do vậy, đã có rất nhiều trường hợp giấu bệnh với người ngoài, thậm chí với cả người trong nhà.

Khi bị ung thư, chị Trúc không ngần ngại trải lòng về bệnh tình của mình với gia đình, bạn bè và học trò. Qua những thông tin liên quan đến ung thư được chị đưa lên Facebook, nhiều người “giật mình” đi khám sức khỏe. Ở chiều ngược lại, điều trị suốt một năm trời, lắm lúc chị Trúc cũng thấy mệt mỏi. Nhờ sự động viên của mọi người, chị được tiếp thêm năng lượng tích cực để vượt qua thử thách cuộc đời. Thêm vào đó, sự cởi mở còn giúp chị và những người đồng bệnh dễ giải tỏa cảm xúc và thấu hiểu nhau hơn. Từ những lợi đơn lợi kép như trên, chị Trúc khẳng định: “Chia sẻ là sức mạnh. Chia sẻ để được sẻ chia, để không thấy mình đơn độc”. Chị đã góp phần lan tỏa tinh thần đó khi trở thành một trong những đại sứ trẻ của chiến dịch “Sớm bảo vệ, tự tin sống” (do Mạng lưới ung thư vú VN - BCVN tổ chức từ 21.7 - 20.8).

Đề cập chuyện tình yêu, chị Trúc thổ lộ: “Bố mẹ và bạn bè lo lắng tôi bị ung thư, phải cắt bỏ vú như vậy thì có ai yêu tôi không, tôi có lập gia đình được không. Thực tế, chàng người yêu đến với tôi sau khi tôi bị ung thư. Tôi chia sẻ hết với anh ấy và nhận được sự ủng hộ lớn của anh, nên tôi thấy mình rất may mắn”.

(còn tiếp)
Theo Như Lịch (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.