Nhìn Chóp Chài nhớ Khoai nhớ Củ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở làng chài Đông Tác này, mỗi khi có đại nạn người ta lại nhớ đến chuyện buồn thời xưa của hai anh em ngư dân tên Khoai và tên Củ, cùng nằm lại biển khơi. 

Những ngày này, làng đang để tang 5 ngư dân trẻ vừa mất tích trên biển, nỗi thương tiếc lại chất ngất như mây giăng ngọn núi Chóp Chài.

Biền biệt chia ly

Chiều cuối tuần, 14/1/2024, đứng cạnh làng chài nằm sát cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, chị Oanh nhìn về phía cửa biển Đà Diễn, trước mặt là ngọn núi Chóp Chài giống như con rùa. Chị nhắc chuyện chỗ này năm 2018 là nơi đứng chụp ảnh đám cưới, nhưng bây giờ lại là nơi khóc chồng. Chồng chị là thuyền trưởng Huỳnh Đức Lợi, 29 tuổi. Anh cùng 4 ngư dân khác biền biệt tin tức sau cú điện thoại cuối cùng vào đêm 22/12/2023 thông báo về việc tàu có thể đã đâm phải vật lạ, nước tràn vào khoang, sau đó mất liên lạc.

Cùng nỗi niềm đợi chờ con cháu trong tuyệt vọng là cụ Mai Chín, 86 tuổi. Cụ Chín thở dài nói về cuộc sống đời nay đã khác xưa rất nhiều. Thời của hơn 80 năm về trước, những ngày giáp Tết Nguyên đán thì đâu còn đi làm biển, vì toàn bộ ngư dân làng chài đã kéo ghe lên bãi, phơi lưới gai cho khô ráo và mang vào chòi bảo quản. Không ai ra lệnh cho làng chài nghỉ, mọi người răm rắp làm theo 2 câu thơ: “Đi đâu đi đó thì đi/Mùng 10 tháng 8 (âm lịch) thì quay trở về”.

Thời của cụ Mai Chín, ngư dân ở làng chài gác chèo, kéo ghe lên bờ vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch. Ông bà “xưa bày, nay làm”, phải nghỉ biển để an toàn, vì mùa đông ra gặp giông gió. Việc nghỉ đông còn có ý nghĩa là giúp cho các loại thủy sản có thời gian sinh sản trở lại. Còn ngày nay, con cháu của cụ lên tàu bám biển quanh năm, tàu hiện đại, chi phí lớn cùng với nhu cầu cuộc sống nên làm biển không nghỉ, ngày Tết cũng là dịp rầm rộ bám biển.

Lão ngư dân Huỳnh Văn Thắng, cha ngư dân thuyền trưởng Huỳnh Đức Lợi vừa mất tích trên biển. Phía sau là hòn Chóp Chài - Ảnh: Văn Chương

Lão ngư dân Huỳnh Văn Thắng, cha ngư dân thuyền trưởng Huỳnh Đức Lợi vừa mất tích trên biển. Phía sau là hòn Chóp Chài - Ảnh: Văn Chương

Lão ngư dân Huỳnh Văn Thắng, 61 tuổi, cha chồng của chị Oanh đứng gần đó, môi bặm lại và nước mắt cứ chảy dài. Ngư dân Huỳnh Đức Lợi, thuyền trưởng trên chiếc tàu đánh cá bị mất tích là con trai duy nhất của ông Thắng. Khóc đã cạn khô nước mắt giờ chỉ biết nhìn hòn Chóp Chài rồi kể những chuỗi ngày hy vọng. Ông cho biết, con trai là thuyền trưởng đi đánh bắt xa bờ, người cha già sau mấy chục năm đi biển, bây giờ lùi về quê và đi biển trên những chiếc tàu đánh bắt gần bờ. Vậy rồi người con trai biền biệt. “Con chết, cha nợ, chắc nay mai lại phải trở lại đi biển xa bờ để kiếm sống thôi”, ông Thắng buồn rầu.

Thương Khoai, Củ

Trong truyện cổ tích Việt Nam từng kể về thân phận của chị em nhà Gạo và Củi. Câu chuyện khiến người đọc phải rơi nước mắt. Thời đó quá nghèo khó, nên cha mẹ sinh con ra chỉ cầu mong có được chút gạo để ăn, rồi có củi để đun chứ nào đâu dám mơ gì cao xa. Còn ở làng chài bên vũng neo đậu Đông Tác thì là câu chuyện có thật. Một gia đình vì nghèo đói nên gởi ước mơ vào tên của hai cậu con trai, đặt tên là Khoai và Củ. Cụ Mai Chín kể, cả hai anh em Khoai, Củ đều trở thành ngư dân giỏi, mỗi người sắm riêng được một chiếc thuyền buồm. Chuyện Khoai, Củ bị làng chài lãng quên, vì quá lâu rồi. Vậy nhưng mỗi lần có đại nạn thì số phận của hai anh em lại được lật lại bằng giọng thẫn thờ: “Hăm mốt thằng Khoai, hăm hai thằng Củ”.

Tức là ngày hôm trước anh Khoai bị chìm ghe ở ngoài cửa biển Đà Diễn. Và thời đó làm gì có tàu bè đi cứu nạn, vì vậy người em trai là Củ nghe tin và căng buồm cho ghe đi tìm. Nhưng sau đó cả hai anh em đều nằm lại ở biển, khiến cả làng chài khóc, xót thương cho thân phận hẩm hiu. Năm đó có rất nhiều người chết, nhưng Khoai, Củ là hai cái tên đại diện cho những ngư dân tử nạn.

Đến cuối năm 1974, làng chài lại tiếp tục bị đại nạn do lốc xoáy. Chị Đinh Thị Hồng, 58 tuổi, từng theo làn sóng di cư từ Bình Định vào Phú Yên để tránh bom đạn, thời đó dù còn nhỏ tuổi, nhưng chị và rất nhiều người vẫn nhớ câu chuyện cả làng chài bị chết 38 người, bà con đau xót quá nên đặt những câu thơ để đọc trong lễ tưởng niệm và lưu lại cho con cháu: “Giáp Dần tôi mới kể ra/Tháng mười trận bão thật là mùng 2/Đồng bào bị chết lai thai/Kẻ tấp bãi Dài, người tấp hòn Nưa/Thân chồng gió đập gió đừa/Mái ghe tan nát thảm chưa ông trời…”.

Chị Võ Thị Oanh ngồi đợi tin chồng đúng vị trí từng chụp ảnh cưới năm 2018 - Ảnh: Văn Chương

Chị Võ Thị Oanh ngồi đợi tin chồng đúng vị trí từng chụp ảnh cưới năm 2018 - Ảnh: Văn Chương

Năm đó, đàn bà làng chài có nhiều người trở thành góa bụa. Ngư dân làng chài lưu lại trong trang sử mưu sinh với biển bài thơ “Đông Tác năm Giáp Dần”. Rồi nỗi buồn trôi qua và trai tráng lại tiếp tục đi biển, tàu đi khơi ngày càng xa hơn nữa, tới tận Hoàng Sa, Trường Sa.

Gạt nước mắt để sống

Chị Võ Thị Oanh dẫn cô con gái 5 tuổi tên là Huỳnh Võ Thanh Ngân ra bờ biển, cô con gái nhỏ luôn miệng hỏi “ba, ba đâu, ba chết rồi!”. Trong ký ức của cô bé mai sau cũng sẽ lưu lại câu chuyện buồn của làng chài. Người vợ mới 24 tuổi đầu ngồi khóc rồi nhắc lại những hy vọng lóe lên rồi lại vụt tắt, đó là ngày 26/12/2023, khi tín hiệu giám sát hành trình con tàu chìm của chồng bất chợt lại xuất hiện gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, nhưng kỳ lạ là việc tìm kiếm vẫn không thấy gì!

Những ngày này, trong lúc làng chài chìm trong nỗi buồn vì đại nạn, thời tiết trên biển có sóng gió, nhưng nơi bến cảng vẫn tấp nập tàu thuyền vào ra lấy đá, nhổ neo tranh thủ vươn khơi chuyến biển cận ngày Tết Nguyên đán. Cuộc sống ở đâu cũng vậy, vẫn phải đi tới…

Cụ Mai Chín ngồi trong ngôi nhà gần đó, ánh mắt tư lự, cụ suy nghĩ rất lâu về chuyện chiếc tàu PY 86121 TS do ngư dân Huỳnh Đức Lợi làm thuyền trưởng và bị mất tích do va phải vật trôi nổi dưới biển. Chi tiết “đâm va” khiến cụ liên tưởng trở lại nghề đóng tàu. Cụ nói, “nếu đóng được gỗ tốt như thời xưa thì chắc bị hư hỏng, nhưng chưa chắc đã phá nước và chìm”.

Cụ Chín đi biển từ năm 12 tuổi, sau đó chuyển sang nghề đóng tàu ở khắp các tỉnh, thành. Cụ giải thích rằng, thời mấy chục năm trước chỉ đóng tàu bằng loại gỗ thuộc nhóm danh mộc, be tàu là gỗ sao, còn đà tàu là cây kiềng kiềng, hoặc gỗ lim già. Gỗ thời đó phải 30 năm đi biển thì thân tàu mới bị dạt. Còn bây giờ nhu cầu đóng tàu lớn quá, rừng không thể có được những cây gỗ tốt như thời trước. Còn chuyện đi biển, thời của cụ Chín, mỗi khi ra khơi thì gia đình các ngư dân cẩn thận, cúng một con gà, sau đó xách cặp giò tới nhà thầy Ba Lớn trong làng để xem chuyện đi, ở thế nào.

Thế hệ trước, ngư dân đi biển 8 tháng, thời gian còn lại thì lên núi đốn củi, kiếm đất trồng khoai. Còn ngư dân bây giờ bám biển quanh năm. Để tiết kiệm chi phí, ngư dân bám biển 50-60 ngày/phiên, gởi cá tươi vô bờ qua tàu dịch vụ hậu cần. Mùa đông bà con vẫn ra khơi đánh bắt bình thường.

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.