Nhiều nét mới trong Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2019

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước đồng thời làm tiền đề, cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm cho Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng (GTHV - LHĐH) năm 2020 do Trung ương tổ chức, GTHV - LHĐH năm nay được tỉnh Phú Thọ quan tâm thực hiện với nhiều điểm mới hấp dẫn, ấn tượng đối với đồng bào và du khách thập phương…
600 nghệ nhân và học sinh thành phố Việt Trì trình diễn Hát Xoan ba thế hệ trong dịp GTHV-LHĐH năm 2019. Ảnh: NGUYÊN AN
600 nghệ nhân và học sinh thành phố Việt Trì trình diễn Hát Xoan ba thế hệ trong dịp GTHV-LHĐH năm 2019. Ảnh: NGUYÊN AN
GTHV - LHĐH là hoạt động tổ chức thường niên được đánh giá là lễ hội mẫu mực của cả nước. Với mục tiêu tổ chức ngày càng tốt hơn các hoạt động của lễ hội không chỉ trong năm nay mà cả những năm tiếp theo, nhằm gìn giữ bản sắc truyền thống, tạo ấn tượng với đồng bào, du khách khi về với Đất Tổ, đồng thời khẳng định sự khác biệt của GTHV - LHĐH với các lễ hội khác, do đó, năm 2019 lễ hội có nhiều nét mới. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị của Ban Tổ chức GTHV - LHĐH, đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu: GTHV - LHĐH năm 2019 cần đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm “5 không”: Không ùn tắc giao thông; không nâng giá, ép giá; không ăn mày, ăn xin; không hành vi phản cảm và không mất vệ sinh, an toàn thực phẩm. Trong đó, đề cao tính trang nghiêm, an toàn, nghiêm cấm trang phục phản cảm khi vào dâng lễ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Đồng chí cũng yêu cầu các đơn vị, lực lượng chức năng, các huyện, thành, thị tập trung cao độ tổ chức thành công GTHV - LHĐH năm Kỷ Hợi 2019 với mục tiêu: phần lễ trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc, tôn vinh giá trị di sản văn hóa thời đại Hùng Vương; phần hội vui tươi, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
Điểm mới đầu tiên dễ nhận thấy đó là, trong công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chức năng đều hướng tới mục tiêu: Lễ hội kiểu mẫu với phương châm “5 không”. Đến nay, Ban tổ chức, các lực lượng chức năng đã tích cực vào cuộc, tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời nhắc nhở bà con và du khách khi về tham dự hội không có trang phục, hành vi phản cảm, đảm bảo sự trang nghiêm khu vực lễ hội. Trước đó, tỉnh Phú Thọ cũng đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tăng cường quản lý thị trường trong dịp GTHV - LHĐH đồng thời khẩn trương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường, ngăn chặn tình trạng tăng giá bất hợp lý, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ như: Dịch vụ lưu trú, kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, xe buýt, dịch vụ ăn, uống, trông giữ xe… Khuyến khích các cơ sở lưu trú không tăng giá phòng, các nhà hàng, dịch vụ ăn uống cũng được yêu cầu không tăng giá và phải có bảng niêm yết giá công khai. Các doanh nghiệp vận tải hành khách, các điểm trông giữ xe… phải cam kết thực hiện đúng giá niêm yết. 
Đoàn nghệ sĩ tỉnh luyện tập cảnh múa “Phong Châu mở hội” trong chương trình diễn xướng dân gian..
Đoàn nghệ sĩ tỉnh luyện tập cảnh múa “Phong Châu mở hội” trong chương trình diễn xướng dân gian..
Thứ hai, Ban tổ chức GTHV - LHĐH năm nay sẽ không thành lập các tiểu ban. Vì vậy, các sở, ban, ngành, địa phương, thành viên Ban Tổ chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tập trung triển khai nghiêm túc và đầy đủ nhiệm vụ được phân công. Khác với mọi năm, trong chương trình dâng hương chỉ có huyện Lâm Thao, thành phố Việt Trì thì năm nay, khuyến khích các địa phương, các tổ chức thành lập đoàn đại biểu tổ chức dâng hương tưởng niệm. Khu Di tích lịch sử Đền Hùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các địa phương, đơn vị tổ chức đoàn dâng hương từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5-3 âm lịch. Đến nay đã có 13/13 huyện, thị, thành trong tỉnh đăng ký tham gia hoạt động này và cơ bản các huyện đã tổ chức đoàn dâng hương. 
Thứ ba, điểm nhấn của chương trình GTHV - LHĐH năm 2019, bên cạnh phần lễ đảm bảo theo nghi thức truyền thống sẽ có nhiều hoạt động phần hội hấp dẫn được tổ chức tại hai địa điểm chính là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì. Do đó, các tiết mục được lựa chọn biểu diễn phải là những nét văn hóa đặc sắc nhất của địa phương, dân tộc, gắn liền với mảnh đất cội nguồn và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Năm nay, trong chương trình diễn xướng cũng sẽ có các tiết mục đờn ca tài tử, hát múa Ví Dặm và múa Xòe Thái của đoàn nghệ thuật thành phố Cần Thơ; Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ - tỉnh Nghệ An và đoàn ca múa nhạc tỉnh Sơn La. Ngoài ra, có nhiều tiết mục hấp dẫn, đặc sắc của các huyện, thành, thị trong tỉnh tham gia như: Trình diễn hát “Chầu văn” - huyện Hạ Hòa; tái hiện cảnh diễn “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” - thành phố Việt Trì; trình diễn trò “Tứ dân chi nghiệp” - Lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao; múa “Chim gâu xúc tép” và trình diễn nghệ thuật “đi cà kheo” của người dân tộc Cao Lan, huyện Đoan Hùng; “Múa Chuông”, “Sinh tiền” của người dân tộc Dao, huyện Tân Sơn; diễn tấu “Cồng chiêng, chạm ống” - dân tộc Mường, huyện Thanh Sơn; múa “Sênh tiền” của người Mường, Yên Lập…
Thứ tư, trong các hoạt động tổ chức Giỗ Tổ tiêu biểu như: Tổ chức hội trại văn hóa, các chương trình văn hóa nghệ thuật, các hoạt động thể dục, thể thao và trò chơi dân gian truyền thống, triển lãm ảnh nghệ thuật, hoa cây cảnh, hội sách… sẽ được thực hiện theo phương châm tăng cường xã hội hóa và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư. Đáng chú ý, lễ hội dân gian đường phố năm nay sẽ hạn chế trình diễn mô hình mà tăng diễn xướng dân gian, tăng tính nghệ thuật của các tiết mục biểu diễn đồng thời vận động sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư… Sau khi triển khai, các hoạt động được các tổ chức, cá nhân nhiệt tình ủng hộ, tạo hiệu quả cao. Năm nay, Ban tổ chức cũng không tổ chức chấm thi Hội trại văn hóa dễ gây áp lực cho các đơn vị tham dự. Thay vào đó, có thể xem xét khen thưởng, biểu dương các trại làm tốt, có ý thức trách nhiệm, hiệu quả trong việc tuyên truyền, quảng bá bản sắc văn hóa của địa phương. Tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, việc kinh doanh, bán hàng của các hộ dân, doanh nghiệp cũng sẽ được quản lý chặt chẽ, đặc biệt nghiêm cấm các trò chơi đỏ đen làm mất hình ảnh của lễ hội. Bên cạnh đó, việc tổ chức Hội chợ Hùng Vương hàng năm cũng sẽ đổi tên thành Hội chợ đặc sản vùng miền, địa điểm tổ chức tại Sân vận động Bảo Đà với quy mô khoảng 300 gian hàng giới thiệu đặc sản vùng miền trong đó mục tiêu tỉnh Phú Thọ sẽ tham gia khoảng 100 - 200 gian hàng. 
Điểm mới đáng chú ý thứ năm trong GTHV - LHĐH năm nay là  cùng với việc tổ chức dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ngày 10-3, tỉnh Phú Thọ đã tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích các gia đình trên địa bàn tỉnh có mâm cơm do gia đình tự chuẩn bị để thắp hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ tiên, nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc góp phần thực hành tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng, thờ phụng Tổ tiên. 
Với những điểm mới được sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, đoàn thể đặc biệt là sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tỉnh Phú Thọ đã sẵn sàng chào đón đồng bào và du khách thập phương về dự GTHV - LHĐH năm Kỷ Hợi 2019.
Vĩnh Hà (PTĐT)

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.