Nhiều hoạt động trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ ngày 16 đến 19-4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) sẽ diễn ra Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021 với sự tham gia của 17 cộng đồng dân tộc đến từ 15 tỉnh, thành trong cả nước.

Đây là sự kiện được tổ chức nhằm chào mừng thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình; qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.


 

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc luôn có sức hấp dẫn đối với khán giả và du khách. (Ảnh: VĂN ĐIỆP)
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc luôn có sức hấp dẫn đối với khán giả và du khách. (Ảnh: VĂN ĐIỆP)


NSND Triệu Trung Kiên - quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam - cho biết 17 cộng đồng dân tộc đến từ 15 tỉnh, thành tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam gồm: Tày, Nùng, Mông, Khơ Mú, Thái, Bahnar, Xê Đăng, Raglai, Ê Đê, Khmer…

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu, trình diễn các loại hình văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh như: Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái; hát xoan Phú Thọ; dân ca quan họ Bắc Ninh; ca trù; dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; nhã nhạc cung đình Huế; nghệ thuật bài chòi Trung Bộ; không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; đờn ca tài tử Nam Bộ.

Nhiều hình ảnh, băng dĩa, clip giới thiệu về các loại nhạc cụ dân tộc; những lễ hội cổ truyền, phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào các dân tộc sẽ được giới thiệu, trình diễn và tái hiện sinh động trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam như: lễ rước nước trong lễ hội Kinh Dương Vương, lễ bỏ mả của đồng bào dân tộc Gia Rai, lễ mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Lào, Tết Chôl Chnăm Thmây và các hoạt động "mừng vui ngày Tết" của đồng bào Khmer…

 

Theo Thanh Hiệp (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.