Nhiều doanh nghiệp còn lãng phí mặt bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những nội dung được Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nêu trong Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán 2019 là tình trạng nhiều tổng công ty, tập đoàn lãng phí mặt bằng, kinh doanh chưa hiệu quả.
 
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc
Việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp được kiểm toán còn một số hạn chế, tồn tại. Phần lớn đơn vị còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách nhà nước nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 1.976,07 tỷ đồng. Nhiều đơn vị chưa ban hành quy chế quản lý tiền hoặc quản lý dòng tiền chưa hiệu quả; quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn; trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, xóa nợ không đúng quy định. Một số đơn vị để vật tư, hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển lớn; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khấu hao tài sản cố định không đúng quy định; đầu tư, sử dụng tài sản cố định không hiệu quả; một số dự án, công trình đã kết thúc, dừng thi công hoặc kéo dài thời gian thi công còn tồn đọng chi phí dở dang lớn, gây ứ đọng vốn. Một số đơn vị có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao; hệ số bảo toàn vốn thấp; chưa được góp đủ vốn điều lệ hoặc có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; có dấu hiệu mất an toàn tài chính hoặc được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ. 
Ngoài ra, công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) không có khả năng thanh toán khoản vay đến hạn; công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các tổ chức tín dụng, phải trả nợ thay, chưa thu hồi 200,68 tỷ đồng. Nhiều công ty con của tập đoàn, tổng công ty sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể; một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn. Một số đơn vị đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả, chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư; trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính không đúng quy định; chi trả cổ tức chưa kịp thời; lập báo cáo giám sát, ban hành quy chế người đại diện vốn chưa đúng quy định; tình trạng sở hữu chéo tại các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn, tổng công ty chưa được khắc phục. Việc quản lý chi phí, giá thành sản phẩm tại nhiều doanh nghiệp chưa chặt chẽ, định mức sản xuất kinh doanh chưa phù hợp với thực tế; chưa ban hành quy định về phân phối tiền lương, trích quỹ lương vượt quy định, chi vượt quỹ lương được duyệt, chưa đóng đầy đủ các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động. Ngoài ra, công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn không phản ánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chuyển vào quỹ công đoàn 12,2 tỷ đồng tiền thu từ hoạt động cho thuê mặt bằng.
Một số đơn vị còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, qua kiểm toán xác định tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phải nộp tăng thêm; giao khoán đất cho hộ gia đình, cá nhân chưa đúng quy định; Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn chuyển nhượng dự án hình thành trong tương lai khi chưa được UBND TPHCM chấp thuận. Một số công ty khai thác khoáng sản khi chưa được cấp phép hoặc giấy phép hết hạn; khai thác vượt mức sản lượng, công suất được cấp phép; chưa tạm tính và nộp tiền cấp quyền khai thác đối với phần sản lượng khai thác vượt mức... Nhiều tập đoàn, tổng công ty, công ty chưa thoái vốn đầu tư theo kế hoạch được duyệt, chậm thoái vốn khỏi lĩnh vực bất động sản, ngân hàng theo quy định của Chính phủ; còn vướng mắc trong việc xác định giá trị văn hóa lịch sử khi xác định giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, qua kiểm toán đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tập đoàn, tổng công ty cho thấy: Phê duyệt dự án chưa có trong danh mục quy hoạch, quy hoạch vùng, ngành; trình thông qua chủ trương đầu tư khi chưa được xem xét, thẩm định, không đáp ứng yêu cầu về sự cần thiết đầu tư…
ĐỖ TRÀ GIANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.