Nhiều cơ sở y tế bị thiệt hại do bão số 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thống kê ban đầu, một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do hậu quả của bão số 3.

Chiều 8-9, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi các Sở Y tế: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 3; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc và miền Trung về việc khắc phục tác động, hậu quả sau bão Yagi và triển khai công tác khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tập trung mọi nguồn lực ứng phó siêu bão Yagi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tập trung mọi nguồn lực ứng phó siêu bão Yagi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bộ Y tế cho biết theo báo cáo nhanh, thống kê ban đầu một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do hậu quả của bão số 3. Tuy vậy, công tác tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho người bệnh vẫn bảo đảm duy trì, đặc biệt một số ca chấn thương nặng đã được cấp cứu kịp thời.

Để nhanh chóng khắc phục và hạn chế thấp nhất thiệt hại và sớm triển khai các hoạt động bình thường của các bệnh viện, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị trường hợp bệnh nhân cấp cứu chấn thương nặng, vượt quá khả năng chuyên môn, bệnh viện cần tổ chức hội chẩn chuyên môn hoặc chuyển bệnh viện khác kịp thời.

Các bệnh viện chủ động, tiếp tục thực hiện công tác cấp cứu, khám chữa bệnh để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế có hỗ trợ, chi viện kịp thời.

Tại Hà Nội, cơn bão số 3 gây thiệt hại vô cùng nặng nề về người và tài sản, trong đó nhiều trường hợp bị tai nạn trong quá trình phòng chống bão đã được các y bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Một trong những trường hợp nặng được các bác sĩ Bệnh viện E tiếp cận là một nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đầu, đau vai trái… được chẩn đoán chấn thương sọ não vỡ xương trán, máu tụ ngoài màng cứng.

Cấp cứu người bệnh tại Bệnh viện E

Cấp cứu người bệnh tại Bệnh viện E

Theo lời kể của người nhà, trong lúc , người bệnh bị tai nạn ngã từ trên cao xuống khi đang cố gắng gia cố mái tôn. Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã nhanh chóng cầm máu, tiến hành chụp chiếu, thực hiện các xét nghiệm cần thiết… sau đó lập tức chuyển người bệnh lên phòng mổ cấp cứu.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Phó Trưởng Khoa Thận tiết niệu và lọc máu (Bệnh viện E), cho biết trong ngày cơn bão số 3 đổ bộ vào TP Hà Nội, Bệnh viện E đã tiếp nhận tổng cộng 36 ca cấp cứu. Trong đó có 16 ca cấp cứu ngoại khoa: 10 trường hợp cấp cứu do người bệnh gặp tai nạn liên quan đến bão số 3; 20 ca cấp cứu nội khoa.

Ngay sau cơn bão, ban lãnh đạo Bệnh viện E đã tổ chức cuộc họp khẩn, giao nhiệm vụ cho các lãnh đạo chủ chốt và tua trực, các lực lượng tích cực dọn dẹp cây đổ, làm sạch cảnh quan bệnh viện, khoa phòng để chuẩn bị cho hoạt động khám chữa bệnh ngày mai được diễn ra ổn định.

Ông Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E cho biết hệ thống cấp cứu ngoại viện sẽ phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 sẵn sàng tiếp nhận người bệnh cấp cứu từ các nơi chuyển đến. Tổ cấp cứu ngoại viện luôn túc trực sẵn sàng lên đường chi viện cho các địa phương khi có yêu cầu.

Khi người dân gặp bất kỳ một sự cố nào về y tế cần được cấp cứu hãy gọi 115 hoặc đường dây nóng của hệ thống cấp cứu ngoại viện (Bệnh viện E) 0243.7480648 (24/7) để được giúp đỡ và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất, đảm bảo tính mạng cho người bị nạn.

Theo N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.