Nhật Bản tự sản xuất tàu thăm dò chinh phục Mặt Trăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Toyota Motor Corp. và JAXA ký thỏa thuận phát triển, sản xuất và thử nghiệm mẫu tàu thăm dò có khả năng di chuyển trên bề mặt Mặt Trăng sử dụng pin nhiên liệu; dự án này sẽ kéo dài đến tháng 3/2022.

(Nguồn: global.toyota)
(Nguồn: global.toyota)



Tập đoàn sản xuất xe ôtô Toyota Motor Corp. và Cơ quan thăm dò vũ trụ của Nhật Bản (JAXA) đã ký một thỏa thuận hợp tác trong dự án chung nghiên cứu và phát triển tàu thăm dò để đưa lên Mặt Trăng vào năm 2029.

Theo thỏa thuận hợp tác công bố ngày 16/7, hai bên sẽ cùng phát triển, sản xuất và thử nghiệm mẫu tàu thăm dò có khả năng di chuyển trên bề mặt Mặt Trăng sử dụng pin nhiên liệu. Dự kiến, dự án này sẽ kéo dài đến tháng 3/2022.

Toyota và JAXA lần đầu tiên công khai dự án nói trên hồi tháng Ba năm nay.

Toyota Motor Corp. và JAXA cho biết mẫu tàu thăm dò do 2 bên phối hợp chế tạo sẽ được thiết kế ưu việt với tính năng cho phép các nhà du hành sống trong đó không cần mặc trang phục du hành trong khoảng thời gian nhất định. Nếu thành công, đây sẽ là công nghệ tiến bộ vượt bậc đầu tiên trong lịch sử chế tạo tàu du hành vũ trụ của thế giới.

Sau giai đoạn thử nghiệm, Toyota và JAXA sẽ bắt đầu thiết kế tàu từ năm 2024 và bắt đầu chế tạo và thử nghiệm từ năm 2027.

JAXA có kế hoạch sử dụng tên lửa đẩy của Mỹ để đưa tàu thăm dò lên Mặt Trăng vào năm 2029, gia nhập cuộc đua khám phá Mặt Trăng cùng với Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

 

Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null