Nhật Bản cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer cho trẻ từ 12-15 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo đó, việc tiêm phòng miễn phí vaccine của Pfizer tại Nhật Bản đã được mở rộng tới độ tuổi trẻ em từ 12-15 tuổi, thay vì chỉ ở độ tuổi trên 16 như hiện nay.

 Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer cho người dân tại tỉnh Chiba, Nhật Bản, ngày 17/2/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer cho người dân tại tỉnh Chiba, Nhật Bản, ngày 17/2/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Ngày 31/5, Chính phủ Nhật Bản đã cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ) cho nhóm trẻ từ 12-15 tuổi.

Như vậy, đây là loại vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng với trẻ em ở Nhật Bản.

Theo đó, việc tiêm phòng miễn phí vaccine của Pfizer tại Nhật Bản đã được mở rộng tới độ tuổi trẻ em từ 12-15 tuổi, thay vì chỉ ở độ tuổi trên 16 như hiện nay.

Tuy nhiên, nhóm trẻ từ 12-15 sẽ không được tiêm ngay vì Nhật Bản vẫn đang trong quá trình tiêm cho các nhân viên y tế và những người trên 65 tuổi.

 Đáng chú ý, Bộ Y tế Nhật Bản cũng cho phép nới lỏng các yêu cầu bảo quản với vaccine của Pfizer.

Theo đó, vaccine được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh từ 2-8 độ C trong tối đa 1 tháng sau khi lấy ra khỏi tủ đông, thay vì mức chỉ 5 ngày như quy định trước đây.

Công ty dược của Mỹ đã đề xuất cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-15 tuổi sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng với 2.260 trẻ em cho thấy vaccine của hãng có hiệu quả bảo vệ lên tới 100% với trẻ em trong độ tuổi này.

Cũng trong tháng Năm, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã "bật đèn xanh" cho việc sử dụng vaccine của Pfizer cho nhóm trẻ từ 12-15 tuổi.

So với nhiều quốc gia phát triển khác thì Nhật Bản đang chậm chân hơn trong triển khai tiêm chủng, với chỉ khoảng 6% trong dân số 126 triệu người đã được tiêm ít nhất 1 mũi.

Thủ tướng Suga Yoshihide kêu gọi đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng để đạt mục tiêu tiêm cho toàn bộ người cao tuổi trước tháng Bảy, khi Olympic Tokyo khai mạc.

Chính phủ Nhật Bản đã đạt các thỏa thuận đặt mua lượng vaccine Pfizer đủ cho 97 triệu người và ký kết hợp đồng mua vaccine từ một số quốc gia khác như Moderna (Mỹ) và AstaZeneca (Anh/Thụy Điển).

 

Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).