Nhặt 4 mảnh kim loại giữa đồng, bán được… 125.000 USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

4 mảnh kim loại trông như 4 phần bị vỡ ra từ đồ vật cũ đã được phục chế, "hiện nguyên hình" là những báu vật gần 1.900 năm tuổi.

Các vật phẩm được khai quật tại Yorkshire (Anh) bởi 2 người "săn kho báu" nghiệp dư – tức những người dùng máy dò kim loại để hy vọng tìm được cổ vật. Chúng bao gồm một bức tượng bán thân nhỏ đã sứt mẻ, một quả dọi (vật nặng buộc vào đầu dây để tạo thành dây dọi nhằm xác định phương thẳng đứng), một cán dao hình đầu ngựa và một bức tượng người cưỡi ngựa nhỏ.

 

 Các hiện vật được khai quật - Ảnh:James Spark/BNPS
Các hiện vật được khai quật - Ảnh:James Spark/BNPS


Tuy nghe có vẻ khiêm tốn nhưng các vật phẩm đã được các nhà khảo cổ đánh giá là cả một kho báu. Theo Daily Mail, công ty chuyên đấu giá đồ cổ và sản phẩm mỹ nghệ Hansons Auctioneers đã tuyên bố sẽ bán bộ sưu tập nói trên vào ngày 20-5 sắp tới với mức giá lên tới 90.000 bảng Anh (hơn 125.000 USD).
 

Chân dung 2 người dò kim loại may mắn - Ảnh: James Spark/BNPS
Chân dung 2 người dò kim loại may mắn - Ảnh: James Spark/BNPS


Chương trình Cổ vật di động của Bảo tàng Anh (PAS), nơi chuyên tiếp nhận những phát hiện khảo cổ trong dân chúng, đã tiếp nhận, nghiên cứu và phục chế số hiện vật trên trước khi bàn giao cho công ty đấu giá. Bức tượng bán thân có chiều cao 13 cm được xác định là chân dung hoàng đế La Mã Marcus Aurelius. Cả 4 món đồ nói trên đã được chôn cùng nhau trong một nghi lễ tôn giáo La Mã vào khoảng năm 160 sau Công Nguyên, tức gần 1.900 năm về trước.

Với kỹ thuật thời đó, các bức tượng, đồ vật này là một tác phẩm được chế tác công phu và đạt độ tinh xảo đáng nể. Theo ông Adam Staples, người đứng đầu bộ phận lịch sử tại Hansons Auctioneers, chúng có thể là lễ vật dâng lên các vị thần.

Công phát hiện thuộc về 2 "thợ săn kho báu" James Spark và Mark Didlick, trong quá trình dò kim loại trên một cách đồng ở Ryedale, Bắc Yorkshire. Họ sẽ phải chia khoản tiền đấu giá với chủ nhân giấu tên của khu đất nơi các vật phẩm được khai quật.

Theo Thu Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.