Nhanh chóng đưa nghị quyết đại hội Mặt trận vào cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ XI (nhiệm kỳ 2024-2029), Mặt trận và các tổ chức thành viên quyết tâm nhanh chóng đưa nghị quyết đi vào cuộc sống.

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI đã quyết nghị 6 chương trình hành động. Trong đó, chương trình hành động thứ 6 về “xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc” là điểm mới của nhiệm kỳ này.

Ông Đào Nam Sơn-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku) cho biết: Để cụ thể hóa chương trình này, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường có trách nhiệm duy trì và phát huy các mô hình tự quản trong các phong trào thi đua đã được xây dựng trước đó và nghiên cứu, bổ sung tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế.

Theo ông Sơn, năm 2021, phường Diên Hồng được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn triển khai làm điểm mô hình “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đến nay, 7/7 tổ dân phố đã đăng ký thực hiện nội dung “Khu dân cư bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và 2.881 hộ đăng ký tham gia thực hiện nội dung “Gia đình bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.

Còn mô hình “Khu dân cư nói không với ma túy” do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường phối hợp với Công an phường, các tổ chức thành viên và ban, ngành liên quan khảo sát tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và xây dựng điểm tại tổ dân phố 3. Qua tuyên truyền, vận động, 100% hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tổ dân phố đã ký cam kết phòng-chống tội phạm về ma túy.

Để cụ thể hóa nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI, Mặt trận xã Tú An (thị xã An Khê) tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình hỗ trợ sinh kế. Ảnh: P.D

Để cụ thể hóa nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI, Mặt trận xã Tú An (thị xã An Khê) tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình hỗ trợ sinh kế. Ảnh: P.D

Cùng với 6 chương trình hành động, nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI xác định rõ 3 khâu đột phá. Một trong số đó là tăng cường huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả phong trào “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiến tới hỗ trợ sinh kế để thoát nghèo bền vững.

Ông Trần Đức Phú-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Đoa-cho hay: Nhiệm kỳ 2019-2024, Mặt trận và các tổ chức thành viên đã huy động nguồn lực xây dựng 171 căn nhà và sửa chữa 5 căn nhà. Thời gian tới, Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp vận động, huy động nguồn lực; rà soát tình hình để có giải pháp hỗ trợ đối tượng phù hợp.

Trên cơ sở các nhóm chỉ tiêu cụ thể, bà Trương Thị Hồng Tất-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tú An (thị xã An Khê) cho rằng: Nhóm chỉ tiêu giúp đỡ hộ nghèo góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số liên quan trực tiếp đến tình hình của xã. Xã Tú An có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo người dân tộc thiểu số cao nhất thị xã An Khê.

Theo kế hoạch, xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025. Để thực hiện chỉ tiêu này, Mặt trận sẽ tham mưu Đảng ủy, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và nhân rộng các mô hình, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân”-bà Tất cho biết.

Huyện Đoàn Chư Păh phấn đấu từ nay đến hết năm 2024 hoàn thành và bàn giao 3 căn nhà cho thanh niên yếu thế và trẻ mồ côi trên địa bàn huyện. Ảnh: P.D

Huyện Đoàn Chư Păh phấn đấu từ nay đến hết năm 2024 hoàn thành và bàn giao 3 căn nhà cho thanh niên yếu thế và trẻ mồ côi trên địa bàn huyện. Ảnh: P.D

Là tổ chức thành viên của Mặt trận, Huyện Đoàn Chư Păh xác định sẽ cụ thể hóa và lồng ghép thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp tỉnh thông qua kế hoạch, chương trình công tác hàng năm.

Chị Nguyễn Hoài Phương-Bí thư Huyện Đoàn-thông tin: Ban Thường vụ Huyện Đoàn chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa, phối hợp với các tổ chức, cá nhân triển khai chương trình an sinh xã hội, hướng đến các gia đình chính sách, hộ nghèo, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

Từ nay đến hết năm 2024, tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện tập trung thực hiện chương trình tiếp sức đến trường cho học sinh nghèo; tặng sinh kế và nhu yếu phẩm cho hộ nghèo, cận nghèo; bàn giao 3 căn nhà cho thanh niên yếu thế và trẻ mồ côi trên địa bàn.

Trong khi đó, ông Hồ Đình Kỳ-Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đức Cơ-nhấn mạnh sự cần thiết đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với những việc làm cụ thể, thiết thực chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động.

Đặc biệt, Liên đoàn Lao động huyện sẽ phối hợp tạo điều kiện cho đoàn viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế gia đình; hỗ trợ xây dựng “Mái ấm Công đoàn” và tạo việc làm cho đoàn viên... Bên cạnh đó, đẩy mạnh các phong trào thi đua và tổ chức các sân chơi bổ ích, tạo sự gắn kết cho đoàn viên, người lao động.

Những chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh được xây dựng trên cơ sở bám sát tình hình thực tiễn và được các đại biểu nghiên cứu, thảo luận, biểu quyết thông qua. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền đưa nghị quyết vào cuộc sống với những giải pháp tích cực có tác dụng nâng cao vai trò nòng cốt của Mặt trận, thực hiện dân chủ, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.