Nhà vườn khấp khởi vì hoa lay ơn tăng giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ rằm tháng Chạp đến nay, giá hoa lay ơn được thương lái thu mua với giá 25-30 ngàn đồng/bó 10 cây, cao hơn nhiều so với năm ngoái. Theo dự báo, từ nay đến Tết Nhâm Dần 2022, giá hoa lay ơn sẽ tiếp tục tăng thêm.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế TP. Pleiku, vụ hoa Tết năm nay, người dân các xã, phường trồng khoảng 60 ha hoa các loại, trong đó có 31 ha hoa lay ơn. Vụ hoa Tết năm ngoái, mỗi bó hoa lay ơn có giá 15-20 ngàn đồng nhưng khó tiêu thụ khiến nhiều hộ bị thua lỗ. Tuy nhiên, thị trường hoa lay ơn năm nay đã khởi sắc hơn. Đến thời điểm hiện tại, giá hoa lay ơn tại vườn đang được thương lái mua 25-35 ngàn đồng/bó.
Người dân xã Trà Đa tất bật thu hoạch hoa lay ơn phục vụ Tết Nhâm Dần. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân xã Trà Đa tất bật thu hoạch hoa lay ơn phục vụ Tết Nhâm Dần. Ảnh: Nguyễn Diệp
Mỗi năm, gia đình bà Lê Thị Dung (thôn 5, xã Trà Đa) trồng khoảng 4 sào hoa lay ơn với nhiều loại giống và màu sắc khác nhau để phục vụ thị trường Tết. Chi phí đầu tư hơn 20 triệu đồng/sào, cao hơn các loại hoa khác. “Năm nay, hoa lay ơn bán được giá cao. Nếu giá vẫn duy trì như hiện nay thì gia đình lãi hơn 300 triệu đồng”-bà Dung nói. Còn ông Nguyễn Đình Ánh (cùng thôn) thì cho hay: “Năm nay, tôi trồng gần 1 ha hoa lay ơn. Nhờ chủ động được nguồn giống nên đỡ phần nào về chi phí đầu tư. Thương lái mua tại vườn với giá 25-37 ngàn đồng/bó, tùy vào màu sắc và chất lượng”.
Theo các hộ trồng hoa lay ơn, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên một số hộ giảm diện tích trồng hoặc chuyển sang trồng rau màu khiến sản lượng giảm. Là một trong những chủ vựa chuyên thu mua và cung cấp hoa lay ơn cho người dân các tỉnh miền Trung và phía Bắc, bà Nguyễn Thị Thủy (thôn 3, xã An Phú) chia sẻ: “Mỗi ngày, tôi thu mua của các nhà vườn 40-50 ngàn cây hoa lay ơn. Năm nay, do tâm lý sợ dịch Covid-19 nên người dân không dám trồng nhiều khiến hoa tăng giá. Dự kiến từ nay đến Tết, giá bán lẻ mỗi bình hoa lay ơn có thể tiếp tục tăng cao”.
Người dân tập kết hoa lay ơn để vận chuyển đi tiêu thụ tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân tập kết hoa lay ơn để vận chuyển đi tiêu thụ. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Hiệp-Chủ tịch UBND xã An Phú-thông tin: Năm nay, giá hoa lay ơn tăng cao là tín hiệu tích cực giúp người trồng hoa có nguồn thu nhập đáng kể. Xã thường xuyên tuyên truyền, vận động và khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng bị hạn sang trồng rau màu và hoa phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ để tạo nguồn thu nhập ổn định cho bà con phát triển kinh tế mang lại cuộc sống ấm no.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null