Nhà trường xanh cho một tương lai xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Đó là tên mô hình mới được Câu lạc bộ (CLB) Cựu sinh viên Môi trường Đại học Văn Lang phối hợp với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) huyện Chư Sê triển khai. Mô hình bước đầu đã xây dựng một “ý thức xanh” cho học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường và mở ra một hướng đi mới.

CLB Cựu sinh viên Môi trường Đại học Văn Lang (viết tắt CLB) thành lập năm 2021 với nhiều hoạt động hướng đến bảo vệ môi trường. Và mô hình “Nhà trường xanh cho một tương lai xanh” là ý tưởng lần đầu tiên được CLB triển khai. Trường Phổ thông DTNT huyện Chư Sê được chọn là địa điểm thực hiện mô hình này.

Các học sinh của trường thích thú với việc chăm sóc vườn rau trong nhà màng. Ảnh: Văn Ngọc

Các học sinh của trường thích thú với việc chăm sóc vườn rau trong nhà màng. Ảnh: Văn Ngọc

Theo anh Cao Duy Hiền-thành viên CLB: “Trái tim” của mô hình chính là khu vườn làm bằng nhà màng để trồng rau rộng khoảng 300m2 được thi công vào giữa tháng 7-2024. Diện tích này vốn là khu vực tăng gia sản xuất của nhà trường. Tuy nhiên, vì đất đai cằn cỗi và thời tiết mưa nắng thất thường nên vườn rau không hiệu quả. Do đó, CLB đã xây dựng nhà màng để chủ động trong việc gieo trồng, canh tác.

Cuối tháng 7-2024, sau khi nhà màng hoàn thiện, nhà trường đã gieo trồng nhiều loại rau như: đậu ve, rau muống, cải, xà lách, bắp cải…Đến nay, hầu hết các luống rau thẳng tăm tắp đều phát triển tươi tốt, một số đã cho thu hoạch. Đặc biệt, khi bắt đầu bước vào năm học mới, các luống rau sẽ được chia theo từng khối lớp để các em học sinh sẽ là người phụ trách việc gieo trồng, chăm sóc, thu hái vườn rau. Sau mỗi mùa vụ, nhà trường sẽ tiến hành “nghiệm thu” để xét điểm thi đua của các lớp.

Khu vực chứa nước mưa để tích trữ cho mùa khô và nuôi cá. Ảnh: Văn Ngọc

Khu vực chứa nước mưa để tích trữ cho mùa khô và nuôi cá. Ảnh: Văn Ngọc

“Với cách làm này, ngoài việc góp phần cải thiện bữa ăn cho các em, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các em học sinh làm quen với việc trồng rau sạch, đẹp. Mỗi em sẽ tự ý thức được và trân quý sức lao động của chính mình cũng như trách nhiệm với tập thể”-anh Hiền thổ lộ.

Trở lại trường sau kỳ nghỉ hè, nhiều học sinh đã không giấu được vẻ ngỡ ngàng trước công trình này. Em Hoàng Thị Kiều Hoa (học sinh lớp 9) hồ hởi: “Các năm trước, tụi em cũng cố gắng trồng rau nhưng không thu hoạch được là bao vì mưa nắng khắc nghiệt và sâu bệnh. Bây giờ có nhà màng rồi, tụi em háo hức lắm, sau giờ học lại rủ nhau đi tưới nước, nhổ cỏ cho vườn rau của lớp mình. Chế độ ăn của tụi em thường ngày vẫn có rau nhưng được ăn những loại rau tự mình trồng vẫn tươi ngon hơn rất nhiều”.

Điều đặc biệt nhất của mô hình chính là quy trình xử lý nước thải và rác thải khép kín. Nước thải trong quá trình sinh hoạt của các học sinh được dồn về một bể chứa và được sục khí để tái sử dụng cho việc tưới rau cũng như để nuôi cá. Nguồn điện sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải này được lấy từ những tấm pin năng lượng mặt trời. CLB cũng xây dựng một bể chứa nước mưa vừa phục vụ nuôi cá vừa tích trữ nước cho mùa khô.

Rác thải trong nhà trường cũng được phân loại ngay từ bước đầu từ rác tái sử dụng, rác vô cơ và rác hữu cơ. Rác thải hữu cơ sẽ dùng cho trùn quế ăn, trùn quế sẽ tạo ra phân bón để chăm sóc vườn rau. Những phụ phẩm từ vườn rau sẽ được dùng để nuôi đàn gà, ngan hàng trăm con cung cấp trứng, thịt bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho các em học sinh.

Câu lạc bộ đã tài trợ máy lọc nước sạch cho các học sinh sử dụng để uống. Ảnh: Văn Ngọc

Câu lạc bộ đã tài trợ máy lọc nước sạch cho các học sinh sử dụng để uống. Ảnh: Văn Ngọc

Anh Hiền nhấn mạnh: “Đây là một trong những dạng của mô hình kinh tế tuần hoàn với mục tiêu giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà các em học sinh của nhà trường là nhân vật chính. Mô hình sản xuất khép kín này sẽ giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên nước từ những hành động nhỏ nhất. Chi phí để triển khai mô hình không nhỏ, nhưng nó mang lại giá trị bền vững và mở ra một hướng đi mới cho những cô, cậu học trò. Đây cũng là một cách làm các chương trình thiện nguyện thay vì đơn thuần trao tiền như trước kia”.

Cũng nằm trong chương trình hỗ trợ này, CLB đã lắp đặt hệ thống máy lọc nước đảm bảo vệ sinh cũng như bồn nước nóng năng lượng mặt trời. Hiện bồn nước nóng đang cung cấp cho một số phòng với công suất khoảng 43/150 em học sinh của toàn trường. Để khuyến khích các em được sử dụng tiện nghi này, CLB đề xuất nhà trường sẽ dành những căn phòng đó cho các em có thành tích học tập tốt. Em Rah Lan The (học sinh lớp 6A) mừng rỡ: “Ở nhà em chưa bao giờ được tắm nước nóng cả nên bây giờ lên trường rất thích. Em sẽ cố gắng học thật tốt để được ở những căn phòng này”.

Trao đổi với P.V, ông Phạm Văn Đồng-Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTNT huyện Chư Sê cho biết: “Trước kia, chúng tôi khá vất vả trong việc xử lý rác thải, thường đào hố chôn, đốt hoặc thuê xe tới chở đến bãi rác nhưng bây giờ bài toán này đã được giải quyết. Mô hình mới triển khai cuối tháng 7 nhưng vào đầu năm học này, các em học sinh cũng như phụ huynh khi trở lại đều rất bất ngờ và thích thú tham gia, một số em sẵn sàng mang phân bò ở nhà lên để chăm sóc vườn rau. Bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện bữa ăn cho học sinh, tạo cảnh quan sạch, đẹp trong nhà trường và quan trọng nhất là ý thức bảo vệ môi trường của giáo viên, học sinh và phụ huynh. Chúng tôi cũng mong sẽ có nhiều nhà tài trợ để mở rộng mô hình đến các ngôi trường khác”.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.