Bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, rác thải và thiên tai địch họa. Để góp phần làm cho môi trường xanh sạch hơn, mỗi người cần tự hình thành những thói quen nhỏ hàng ngày.

Chị Đinh Tuyết Ngân (tổ 2, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) thường xuyên có những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Có thể kể đến như việc dùng hộp nhựa để đựng thức ăn khi đi chợ. Chị cho biết: “Ban đầu, thấy tôi mang theo hộp nhựa để mua thức ăn, mọi người ngạc nhiên và tỏ vẻ ái ngại.

Một bình pin cũ được chị Đinh Tuyết Ngân ( tổ 2, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) thu gom để gửi đi xử lý. Ảnh:Nguyễn Thảo

Một bình pin cũ được chị Đinh Tuyết Ngân ( tổ 2, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) thu gom để gửi đi xử lý. Ảnh:Nguyễn Thảo

Nhưng khi nghe tôi chia sẻ và giải thích, họ cũng thấy quen và hiểu được ý nghĩa của hành động này”. Khi đi uống cà phê hay trà sữa ở bên ngoài, chị Ngân cũng lựa chọn các quán phục vụ nước bằng ly sứ hay thủy tinh mà không phải là ly nhựa dùng một lần.

Chị Ngân còn tạo thói quen mang theo bình uống nước cá nhân để nếu đột xuất có hẹn với bạn ở những quán dùng ly nhựa mang đi, chị sẽ nhờ nhân viên của quán đựng nước uống vào bình của mình.

Theo chị Ngân, pin là nguồn năng lượng khá thông dụng. Tuy nhiên, chúng có thể gây tác động rất lớn tới môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con người nếu việc xử lý không đúng cách. Vì vậy, chị đã lập điểm thu gom pin đã qua sử dụng.

“Khi vứt pin đã sử dụng vào thùng rác, chúng sẽ được chuyển đến các bãi rác để chôn lấp. Khi ấy, pin tiếp tục phân hủy và rò rỉ. Trải qua quá trình ăn mòn, các kim loại nặng ngấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và hệ sinh thái động-thực vật xung quanh”-chị Ngân cho hay.

Bởi vậy, chị Ngân vận động mọi người cất những chiếc pin cũ vào một chiếc chai nhựa rồi gửi về địa chỉ nhà chị. Sau đó, chị sẽ gửi số pin này về điểm thu gom tại TP. Hồ Chí Minh để được xử lý đúng cách.

Chị Siu Hồng (làng Châm, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai) tận dụng nắp lon bia, nước ngọt để tạo ra những vật dụng như: ví cầm tay, túi đeo chéo, túi xách tay, ba lô, hộp bút, gùi để đi rẫy, gùi trang trí… cũng là việc làm vô cùng ý nghĩa. Việc làm này vừa tạo được thu nhập cho bản thân chị Hồng, vừa góp phần hạn chế lượng rác thải ra môi trường sống.

Còn một đồng nghiệp cũ của tôi-chị Tạ Thị Điệp (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) lại là hạt nhân tích cực trong bảo vệ môi trường thông qua việc “lên rừng trồng cây”. Đến mùa mưa, vào dịp cuối tuần, cả gia đình chị Điệp cùng những người bạn chuẩn bị hạt giống hoặc một số cây con tự ươm đem lên núi Chư Nâm (huyện Chư Păh) để gieo trồng. Công việc này đã được chị Điệp cùng nhóm bạn duy trì trong 3 năm qua.

Chị chia sẻ: “Chúng tôi mong cây lớn lên, tỏa bóng mát, góp phần làm đẹp thêm cho ngọn núi. Khi gieo mầm cây xuống đất, tôi cũng đã gieo vào tâm trí các con tình yêu thiên nhiên. Tôi rất mong việc làm này trở nên phổ biến”.

Ở nơi làm việc, tôi và đồng nghiệp vẫn thường tận dụng những tờ giấy đã dùng một mặt để làm nháp, in những nội dung không quá quan trọng hoặc mang về cho con làm giấy vẽ, làm đồ thủ công. Chị em nữ truyền tai nhau mua và mặc những loại trang phục được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường như: vải len, vải linen, tơ lụa hay 100% cotton...

Khi đi chợ hay siêu thị, chúng tôi mang theo túi xách dùng nhiều lần để đựng thực phẩm. Ở nhà, chúng tôi tự tay phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ vào những túi đựng khác nhau...

Đó là những việc làm hay thói quen rất nhỏ nhưng góp phần làm cho môi trường sống ngày một xanh tươi, trong lành hơn.

Có thể bạn quan tâm

Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.
Lợi cho dân, cần làm sớm

Lợi cho dân, cần làm sớm

Nếu chứng kiến niềm vui của người dân được trả lại quyền lợi bị treo theo các quy hoạch, các dự án lưu cữu ở khắp nơi, thì việc cấp sổ đỏ cho nhà tạm chắc chắn sẽ được đẩy nhanh, đẩy mạnh trong thời gian tới.
Phấn đấu đến năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị mang tầm quốc tế

Năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị mang tầm quốc tế

(GLO)- Đến năm 2050, xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc.

Nghiêm trị hành vi vẽ bậy

Nghiêm trị hành vi vẽ bậy

Việc Công an TP.HCM xử phạt hành chính và trục xuất 2 người nước ngoài vì không đăng ký tạm trú và vẽ bậy lên tường rào, cửa cuốn nhà dân là biện pháp cứng rắn nhằm giữ gìn mỹ quan đô thị.
Người nghèo thêm cơ hội an cư

Người nghèo thêm cơ hội an cư

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH.
Con dốc đường Phù Đổng như chiếc võng nối hai chiếc "bát úp" phía đường Cách Mạng Tháng Tám và ngã ba Phù Đổng. Ảnh: Hà Duy

Giữ những chiếc “bát úp” để “định vị” Pleiku

(GLO)- Theo trang Mytour (một trang chuyên về du lịch khá uy tín) thì Pleiku là một trong 7 cao nguyên đẹp nhất Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó chính là địa hình núi đồi như những chiếc "bát úp" khiến “anh khách lạ đi lên đi xuống” rồi ngẩn ngơ nhớ mãi. 
Lợi thế và quyết tâm

Lợi thế và quyết tâm

UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển hơn 160.300 căn NƠXH, gồm hơn 155.000 căn chung cư và 5.000 nhà liền kề. Trong đó, 20% số căn dành cho thuê.
Bò thả rông và chuyện nông dân thành thị dân

Bò thả rông và chuyện nông dân thành thị dân

Thời gian qua, nhiều phường tại TP.Đà Nẵng nỗ lực giải quyết nạn bò thả rông. Không chỉ các phường gần ngoại ô như khu vực Hòa Hiệp (Q.Liên Chiểu), Hòa Quý (Q.Ngũ Hành Sơn), mà các phường có mật độ dân cư đông đúc, ngay trung tâm như P.Hòa Minh (Q.Liên Chiểu) cũng phiền hà từ người nuôi bò.
Lời nhắc của thiên nhiên

Lời nhắc của thiên nhiên

Hai năm qua, việc cá heo xuất hiện ở vùng biển sát bờ, chim di cư ở bán đảo Sơn Trà, các loài cò và hệ thực vật phát triển ở các bãi bồi ven sông Hàn, sông Cẩm Lệ… không chỉ làm người dân thích thú, mà còn tạo ra không khí thảo luận sôi nổi trong cộng đồng khoa học.
Phường Đoàn Kết ra quân lập lại trật tự đô thị

Phường Đoàn Kết ra quân lập lại trật tự đô thị

(GLO)- Từ ngày 15-7, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai đợt cao điểm ra quân tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị nhằm khắc phục triệt để tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh gây bức xúc dư luận suốt thời gian qua.