Nhà thơ Nguyễn Thị Anh Đào: "Một lần mang nợ dã quỳ hoang"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chị là phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Đà Nẵng, nhưng lại là nhà thơ chuyên nghiệp, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, về nghề đã kinh qua cả báo hình, báo viết, về nghiệp thì được giải ở cả 2 thể loại: thơ và truyện ngắn. 
 
Chị quan niệm, văn chương là “thế giới của đời thực được chuyển hóa qua vẻ đẹp trong sáng và thuần khiết nhất của tiếng Việt. Văn là tấm áo chữa lành mọi vết thương trong đời sống thực. Nơi đó, có thể kết nối tâm hồn tôi với giá trị cốt lõi nhất của đời sống này, là tình thương yêu con người và tấm lòng vị tha vô bờ bến”.
Đọc thơ, tôi càng thấy chị đã viết đúng như quan niệm của mình. Tôi thích cái cách chị thú nhận “một lần mang nợ dã quỳ hoang” và cũng yêu cái cách khái quát nhưng rất gần gũi này: “Phía ngôi nhà/Cha tựa cửa nghìn năm”.
Cái dáng tựa cửa ngàn năm ấy, nó cứa vào chúng ta một nỗi niềm rất Việt Nam. Cũng như thế, dã quỳ, mấy người từng mang nợ nó để rồi mà ngậm ngùi.
Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.
Nỗi nhớ dã quỳ
Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
Vẫn là những sắc vàng em để lại
con đường cong vành nón thuở anh chờ
giấc mơ dã quỳ đẫm vào đêm ướt lựng
cao nguyên xanh, tóc gió cuốn bời bời.
Dẫu biết nắng chung chiêng từ phía ấy
những khuôn ngực để trần
những gùi ngô trĩu nặng
trầm ngâm em đêm phố núi hoa vàng.
Em như lãng tử trong giấc mơ phố núi
đi xa những phù du, đi xa những ngậm ngùi
nỗi nhớ tuột dốc theo chiều người du mục
thảo nguyên vàng và phố núi cao cao...
Chiều nay gió đưa câu hát người khai hoang
đi dọc những cánh đồng đương mùa lúa chín
nỗi nhớ dã quỳ thắp thêm từ phố thị
nắng lao xao ở phía cuối con đường.
Mùa yêu thương
người người rủ nhau đi về phía núi
em ngậm ngùi ở lại
một lần mang nợ dã quỳ hoang...
Xếp lại ngày tôi
Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
Xếp lại ngày tôi
Lang thang chân trời nặng lòng trắc ẩn
Muốn quay lưng
Mây xếp lá lên trời.
Nhớ mẹ buổi xưa thắp bấc đèn dầu
Ngồi dệt thời gian quay đều sợi chỉ
Tấm áo cũ nhòe thời gian
Áo bây giờ không thể mặc
Tôi bỏ rỗng đáy rương
Thấm nỗi nhọc nhằn đời mẹ.
Chữ hiếu
Tôi không còn ký ức
Quên soi lại
Tấm gương thời gian tơ nhện bám đầy.
Nắng ráp bàn chân
Nắng khô cuống tóc
Mọc sau nỗi nhọc nhằn
Tôi xếp lại tôi
Thon thon ngày đãi nắng.
Nhớ bàn chân
Chiều nay hoang phố tôi tìm…
Cánh đồng chật
Minh họa: H.T
Minh họa: H.T
Ăm ắp nắng ngoài cánh đồng mượt lúa
Chật những cánh diều no gió một miền quê
Em xếp tuổi thơ theo chiều dài những ngày
Cha một mình gánh lúa
Chỉ còn cánh đồng chật vai áo sờn xanh. 
Thả vào tuổi mười lăm những ước vọng sum vầy
Thời thiếu nữ
Ấp gối giấc mơ trên những giảng đường...
Tháng chín
Tiếng quê vọng lên cánh đồng rất chật
Vơi bóng mẹ hiền vơi nửa giấc mơ
Em khoác lên tóc mình thêm lần mắc nợ.
Cánh đồng chiều-mẹ-những lời ru
Hồn nhiên tiếng cười trẻ thơ vọng vào chiều 
Quế Sơn lặng trầm nét nhớ
Cánh đồng đã phơi mùa bên những rạ rơm
Lại một mùa vắng mẹ
Tiếng ai về trên những ngọn đồi cao.
Em đẩy giấc mơ mình đi theo hình bóng mẹ
Phía bên kia núi đồi
Hoán đổi một hình dong
Chỉ còn cánh đồng rất chật
Phía ngôi nhà
Cha tựa cửa nghìn năm...

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.