Nhà khoa học Việt Nam tại Nhật Bản có tên trong danh sách của Research.com

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trang web Research.com vừa công bố cập nhật bảng xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu năm 2023, trong đó có Giáo sư Trần Đăng Xuân thuộc Đại học Hiroshima, người Việt Nam duy nhất tại Nhật Bản có tên trong danh sách này.

Giáo sư Trần Đăng Xuân (trái)

Giáo sư Trần Đăng Xuân (trái)

Bảng xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc của Research.com dựa vào chỉ số D-index, đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể, tỷ lệ đóng góp trong một lĩnh vực nhất định, bên cạnh các thành tựu và giải thưởng của các nhà khoa học.

Giáo sư Trần Đăng Xuân được vinh danh trong lĩnh vực nông nghiệp và khoa học thực vật. Ông đã công bố hơn 200 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế và là nhà khoa học tìm ra 2 hợp chất quý momilactone A và momilactone B trong lúa gạo có tác dụng ức chế ung thư và bệnh tiểu đường. Trong 78 nhà khoa học của Đại học Hiroshima được xếp hạng, Giáo sư Trần Đăng Xuân cũng là người nước ngoài duy nhất nằm trong danh sách này.

Research.com là cổng thông tin điện tử dành cho các nhà khoa học toàn cầu. Cổng thông tin này do nhà khoa học dữ liệu, Giáo sư Imed Bouchrika điều phối. Research.com nghiên cứu về các xếp hạng trong cộng đồng học thuật, với nhiều bảng xếp hạng khác nhau như nhà khoa học xuất sắc, hội nghị, tạp chí tốt nhất và trường đại học hàng đầu. Bảng xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu của Research.com ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014. Ban đầu chỉ một số ít ngành được đánh giá và sau đó mở rộng ra những chuyên ngành khác.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null