Nhà khoa học tuyên bố sốc: Virus corona thích nghi "dị thường" với người bệnh mà không cần tiến hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giáo sư Nikolai Petrovsky, nhà nghiên cứu vắc-xin hàng đầu đứng đầu nhóm nghiên cứu về virus corona của Úc tuyên bố có bằng chứng cho thấy virus corona thích nghi một cách "dị thường" với người nhiễm bệnh mà không cần tiến hóa, theo Daily Mail.

 

Các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 có khả năng


Tuyên bố của ông Petrovsky đã đặt ra những câu hỏi mới về nguồn gốc của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (Covid-19) là tự nhiên hay nó có thể đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

Theo Daily Mail, ông Petrovsky cho biết, virus này "không phải là trưởng hợp điển hình của virus lây nhiễm từ động vật sang người bình thường vì nó có khả năng "đặc biệt" để xâm nhập vào cơ thể người ngay từ khi nó xuất hiện.

Ông Petrovsky, giáo sư y khoa tại Đại học Flinder ở Adelaide đồng thời điều hành một đơn vị nghiên cứu công nghệ sinh học nói rằng, SARS-CoV-2 đáng ra xuất hiện từ một loài động vật thông qua "một sự kiện kỳ lạ của tự nhiên" nhưng không loại trừ khả năng nó bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Theo ông Petrovsky, virus mới lây truyền từ động vật thường phải đột biến để thích nghi với vật chủ là con người, nhưng vì lý do chưa giải thích được, SARS-CoV-2 dường như thích nghi hoàn hảo với việc lây nhiễm cho con người mà không cần phải tiến hóa. Nhóm của vị giáo sư này sẽ bắt đầu thử nghiệm trên người đối với vắc-xin Covid-19 vào tháng tới.

"Hiện tại không có bằng chứng về việc virus rò rỉ (từ phòng thí nghiệm) nhưng nó vẫn là một khả năng cho đến khi nó được loại trừ", giáo sư Petrovsky nhấn mạnh.

Ông Richard Ebright, một trong những chuyên gia an toàn sinh học hàng đầu thế giới cũng bình luận rằng việc virus mới có các tính năng bất thường như vậy và xảy ra một cách tự nhiên là "có thể" - nhưng thực tế khó xảy ra.

Trước đó, các nhà nghiên cứu Úc đã công bố kết quả nghiên cứu chứng minh khả năng liên kết với các tế bào của con người của SARS-CoV-2 vượt xa các loài khác. "Điều này cho thấy SARS-CoV-2 là mầm bệnh thích nghi cao ở người", các nhà nghiên cứu nhấn mạnh và đặt ra câu hỏi liệu virus mới phát sinh trong tự nhiên bởi một sự kiện hiếm gặp hay "nguồn gốc của nó nằm ở nơi khác".


https://danviet.vn/nha-khoa-hoc-tuyen-bo-soc-virus-corona-thich-nghi-di-thuong-voi-nguoi-benh-ma-khong-can-tien-hoa-20200524155205213.htm

 

Theo Minh Nhật (Dân Việt/Daily Mail)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?