Nguyệt thực dài nhất TK21 xuất hiện rạng sáng mai sẽ có gì đặc biệt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào rạng sáng ngày 28/7, người dân Việt Nam có thể ngắm nhìn và ghi lại khoảnh khắc đặc biệt của sự kiện thiên văn cực kỳ thú – nguyệt thực toàn phần (hay Mặt trăng máu) dài nhất thế kỷ 21 và là nguyệt thực cuối cùng của năm 2018.

Theo thông báo từ NASA, đây chính là hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất của thế kỷ 21. Toàn bộ hiện tượng sẽ kéo dài hơn 5 tiếng, bắt đầu vào khoảng 0h14 đến 6h30 sáng ngày 28/7 (theo giờ Việt Nam). Theo đó, nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13, đạt đỉnh lúc 3h20.

 

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất và không được Mặt Trời chiếu sáng.
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất và không được Mặt Trời chiếu sáng.


Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất và không được Mặt Trời chiếu sáng. Khi Mặt Trăng di chuyển hoàn toàn vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất sẽ xảy ra nguyệt thực toàn phần. Cùng thời điểm đó, Mặt Trăng ở quỹ đạo rất gần Trái Đất, giúp chúng ta có thể quan sát hành tinh này ở kích thước lớn hơn so với thông thường (siêu trăng).

Đêm 27, rạng sáng 28/7 còn xuất hiện thêm 2 hiện tượng thiên văn kỳ thú. Đó là mưa sao băng Delta Aquarids với cực điểm vào hai ngày 28 & 29/7. Đây cũng là một hiện tượng thú vị cho ai yêu thiên văn.


 

Ngoài ra, cũng có may mắn khi chiêm ngưỡng sao Hỏa đạt kích thước to nhất trong năm.
Ngoài ra, cũng có may mắn khi chiêm ngưỡng sao Hỏa đạt kích thước to nhất trong năm.



Ngoài ra, chúng ta cũng có may mắn khi chiêm ngưỡng sao Hỏa đạt kích thước to nhất trong năm. Do sao Hỏa không có quỹ đạo tròn cố định, nên tùy năm, hành tinh này lúc gần lúc xa với Trái Đất. Sự kiện này khiến sao Hỏa trông như một hành tinh màu cam rực sáng, xuất hiện chếch về phía dưới Mặt Trăng khi “trăng máu” đang nhạt dần. Thậm chí, nếu có kính viễn vọng, người ta có thể quan sát được cả bề mặt của sao Hỏa. Nếu bỏ lỡ khoảnh khắc lần này, chúng ta sẽ có thể phải chờ đến năm 2035 mới được chứng kiến lại một lần nữa.

Trong khoảng thời gian Mặt Trời lặn vào chiều tối 27/7, mọi người còn có thể quan sát rất nhiều chòm sao đặc trưng của mùa thu và mùa hạ như: Bọ Cạp, tam giác mùa hè, v.v…

 

Việt Nam nằm trong khu vực có thể chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực từ toàn phần cho đến chỉ có thể thấy một phần nhỏ.

Việt Nam nằm trong khu vực có thể chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực từ toàn phần cho đến chỉ có thể thấy một phần nhỏ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa gió nên các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ sẽ gặp khó khăn để chứng kiến nguyệt thực từ 0h đến 6h30. Ngược lại, do trời quang, ít mây, không mưa nên các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Nam bộ sẽ là khu vực lý tưởng để xem nguyệt thực dài nhất thế kỷ cùng mưa sao băng Delta Aquarids lớn nhất trong năm.


Khác với hiện tượng nhật thực, chúng ta có thể dễ dàng quan sát nguyệt thực một cách an toàn bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào cả. Bởi vì ánh sáng từ nguyệt thực có cường độ yếu hơn nên sẽ không gây ảnh hưởng gì đến mắt người.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ, để quan sát, nhìn rõ hơn bề mặt màu đỏ của Mặt Trăng trong hiện tượng kỳ thú này. Nên chọn những vị trí thoáng đãng, rộng rãi, ít ánh sáng đèn để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàn toàn của  nguyệt thực toàn phần.


 

 




Sau hiện tượng kỳ thú lần này, người dân Việt Nam phải chờ đợi khá dài, tới tháng 5/2021 để khu vực miền Nam quan sát được nguyệt thực toàn phần, đối với khu vực miền Bắc phải đợi tới tháng 11/2022.
 


Lịch trình chi tiết hiện tượng nguyệt thực toàn phần rạng sáng ngày 28/7

Nguyệt thực nửa tối bắt đầu: 0h15 Ngày 28/7
Nguyệt thực một phần bắt đầu: 01h24
Nguyệt thực toàn phần bắt đầu: 02h30
Nguyệt thực toàn phần đạt cực đỉnh: 03h22
Nguyệt thực toàn phần kết thúc: 04h13
Nguyệt thực một phần kết thúc: 05h19
Nguyệt thực nửa tối kết thúc: 06h28


Theo dep

Có thể bạn quan tâm