Nguy hiểm ná cao su

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các loại ná cao su này hiện quảng cáo và rao bán trên mạng thông qua Facebook, trang thương mại điện tử… kèm theo là hình ảnh hoặc những đoạn clip bắn gây sát thương để thu hút người tiêu dùng

Bắn ná là trò chơi dân gian của trẻ em ngày xưa để săn bắn chim hoặc thi thố tài năng "bách phát bách trúng", bằng cách tự chế từ những cành cây có chạng ba làm khung, dây thun được thắt lại làm lực kéo và dùng sỏi cuội làm đạn.

Ngày nay, ná cao su được một số nơi sản xuất bán với khung làm bằng kim loại cứng, dây cao su có lực căng mạnh và đạn bằng bi sắt nên có tính sát thương rất cao, có thể gây thương tích nặng dù ở cự ly xa vài chục mét. Thậm chí, một số ná cao su còn gắn thêm đèn ngắm tia laser để ngắm bắn chính xác hơn.

Các loại ná cao su này hiện quảng cáo và rao bán trên mạng thông qua Facebook, trang thương mại điện tử…kèm theo là hình ảnh hoặc những đoạn clip bắn gây sát thương để thu hút người tiêu dùng. Với kiểu ná này, việc bắn chim sẽ chính xác không thua gì các loại súng săn. Đặc biệt, nếu các đối tượng tội phạm sử dụng để khống chế hoặc bắn trả người dân và lực lượng chức năng khi bị phát hiện, truy đuổi thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Đến thời điểm này, ná cao su vẫn chưa được xem là loại vũ khí nguy hiểm nên việc sản xuất, mua bán, sử dụng không bị ngăn cấm, xử lý. Tuy nhiên, trước những hiểm họa có thể xảy ra, cần nhanh chóng đưa loại đồ chơi này vào danh mục cấm sản xuất, mua bán, hạn chế sử dụng.

Theo Văn Thi Hoàng (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

Bác thông tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc ở Pleiku

(GLO)- Chiều 31-3, Thượng tá Trần Trọng Sơn-Trưởng phòng Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thông tin bé trai bị bắt cóc ở TP. Pleiku đang được lan truyền trên mạng xã hội là tin giả.

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.