Người trẻ lấy binh làm nghiệp - Kỳ cuối: Mở hướng tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

10 năm “tầm sư học đạo” tại Nhật Bản và thông thuộc hai ngoại ngữ (tiếng Nhật và tiếng Anh), Đại úy Phùng Như Hải hiện là một trong những người trẻ tiêu biểu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Quân đội, với nhiều đề tài nghiên cứu mở ra hướng đi tương lai.

Tới Nhật Bản “tầm sư” học AI

Là á khoa đầu vào của Học viện Kỹ thuật Quân sự, sau hơn 6 tháng nhập học, tháng 3/2010, cậu học viên sinh năm 1991 được lựa chọn cử sang Nhật Bản để tích lũy những kiến thức hữu ích phục vụ cho Quân đội và đất nước.

Đại úy Phùng Như Hải kể: Nơi anh theo học là Đại học Phòng vệ Nhật Bản nằm trên một ngọn núi thuộc thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa. Đây là nơi đào tạo sĩ quan đại học cho Lục quân, Hải quân và Không quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Những ngày tháng ở đây đã mang lại cho anh rất nhiều điều bổ ích.

Để có thể tự tin hòa nhập với môi trường khắc nghiệt này, ngay từ năm đầu ở đất nước Mặt Trời mọc, Phùng Như Hải đã nỗ lực học tiếng Nhật để làm “đòn bẩy” cho quá trình học tập sau này. Qua quá trình rèn luyện, anh không chỉ cải thiện khả năng nghe, giao tiếp mà còn bắt đầu yêu thích ngôn ngữ này. Thành quả lớn nhất là anh không chỉ nằm trong danh sách du học sinh đạt điểm cao mà còn cảm thấy tự tin, sẵn sàng bước vào học tập chính thức sau một năm học tiếng Nhật với những thử thách mới đang chờ phía trước.

Sau khi hoàn thành chương trình học cơ bản, Phùng Như Hải bước vào các môn chuyên ngành công nghệ thông tin (CNTT) như lập trình, tư duy logic, lý thuyết trò chơi… Đến cuối năm học thứ ba (năm 2013), anh phải đưa ra quyết định quan trọng là lựa chọn phòng nghiên cứu để thực hiện các nghiên cứu khoa học và viết đồ án tốt nghiệp.

“Tôi có ba sự lựa chọn, gồm nghiên cứu về robot với nhiều thiết bị hiện đại, nghiên cứu toán học mang tính hàn lâm, phù hợp với thế mạnh toán học của tôi hoặc nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI). Khi đó, khái niệm về AI ở Việt Nam là điều khá mới. Sau khi tham quan và lắng nghe các thầy giới thiệu, tôi cảm thấy hứng thú mạnh mẽ với hướng nghiên cứu AI - một lĩnh vực rất mới và hứa hẹn nhiều ứng dụng thực tiễn vượt xa khỏi phạm vi nghiên cứu học thuật thuần túy”, Đại úy Hải chia sẻ.

Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Phó Giáo sư Kubo - người đồng hành trong suốt quá trình học tập về AI cũng như những năm tháng học thạc sĩ và tiến sĩ sau này tại Nhật, Đại úy Hải được tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu khác nhau trong lĩnh vực AI. Từ năm 2014 đến 2020, anh đã chủ trì các nghiên cứu về ứng dụng AI phát hiện người gặp tai nạn xe thông qua điện thoại thông minh; thuật toán bầy đàn bao vây nhóm đối tượng; áp dụng thuật toán bầy đàn điều khiển đội robot đá bóng; nghiên cứu cơ bản về ra quyết định bầy đàn.

“Tại Nhật Bản, với tư cách một du học sinh quân sự, tôi luôn ý thức việc giữ gìn danh dự quốc gia. 10 năm học tập và nghiên cứu tại đây, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng quý giá về CNTT nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực AI. Phải cân bằng giữa việc học chuyên ngành, cuộc sống ký túc xá, huấn luyện quân sự và rèn luyện thể lực đã cho tôi khả năng thích nghi và chịu đựng áp lực từ nhiều phía”, Đại úy Hải tâm sự.

Mở ra hướng đi mới

Đại úy Phùng Như Hải (ngoài cùng bên trái) tham gia một hoạt động trong thời gian du học tại Đại học Phòng vệ Nhật Bản.
Đại úy Phùng Như Hải (ngoài cùng bên trái) tham gia một hoạt động trong thời gian du học tại Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, năm 2020, Tiến sĩ Phùng Như Hải trở về nước rồi được phân công về Phòng Phần mềm chuyên dụng của Viện CNTT thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Tổng Tham mưu).

Trong vai trò nghiên cứu viên, anh được giao nghiên cứu làm chủ công nghệ AI. Đầu năm 2021, sau một thời gian làm quen với công việc, anh tham gia thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bệnh động mạch vành dựa trên ảnh chụp SPECT tưới máu cơ tim”.

“Sau 6 tháng nghiên cứu, tôi thử nghiệm thành công phương pháp huấn luyện chuyển giao nhiều giai đoạn với những cải tiến giúp mô hình AI đạt hiệu năng cao hơn trong khi chỉ cần một lượng nhỏ dữ liệu. Phương pháp này sau đó đã được sự công nhận của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước, được chấp nhận đơn đăng ký bằng độc quyền sáng chế. Sản phẩm của đề tài cũng đã giành giải Nhất Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội”, Đại úy Hải chia sẻ.

Trên cương vị là Ủy viên BCH Đoàn cơ sở Viện CNTT, điều Đại úy Hải tâm huyết nhất là đã thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ Nghiên cứu trẻ của đơn vị - sân chơi phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ trẻ trong nghiên cứu khoa học. Với những cống hiến nổi bật trong các nhiệm vụ, Đại úy Hải được Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và T.Ư Đoàn nhiều lần vinh danh, khen thưởng.

Nói về thử thách lớn nhất của mình, anh kể: Nhận thấy tầm quan trọng của AI trong y học, trường Đại học Y Hà Nội đã triển khai đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tầm soát trước sinh cho một số bất thường hay gặp ở Việt Nam”. Đề tài này được kỳ vọng không chỉ góp phần phòng ngừa dị tật bẩm sinh mà còn mở ra hướng đi mới cho việc ứng dụng AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Đại úy Phùng Như Hải nhận Giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu Bộ Tổng tham mưu năm 2023
Đại úy Phùng Như Hải nhận Giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu Bộ Tổng tham mưu năm 2023

Tham gia đề tài này, Đại úy Hải được giao xây dựng 12 mô hình AI riêng biệt để phát hiện 3 loại dị tật bẩm sinh (Down, Edward và Patau) cho hai giai đoạn thai kỳ, dựa trên ba loại dữ liệu khác nhau. Đây là một nhiệm vụ đầy khó khăn bởi không chỉ cần đảm bảo hiệu suất cao (độ nhạy và độ đặc hiệu đều trên 95%) mà còn phải làm chủ việc xử lý dữ liệu bảng - lĩnh vực mà anh chưa có nhiều kinh nghiệm.

Trong quá trình nghiên cứu, không ít lần Đại úy Hải cảm thấy nản lòng vì các thí nghiệm thất bại hay cạn kiệt ý tưởng. Sau hơn một năm làm việc miệt mài, đầu năm 2023, anh hoàn thành cả 12 mô hình AI đạt chất lượng. Hiện tại, sản phẩm của đề tài đang được triển khai thử nghiệm tại các bệnh viện tuyến đầu.

Đại úy Phùng Như Hải (bên phải) tham gia hiến máu tình nguyện tại đơn vị
Đại úy Phùng Như Hải (bên phải) tham gia hiến máu tình nguyện tại đơn vị

Xuất phát từ thực tế yêu cầu bảo vệ đất nước trước tình huống chiến tranh công nghệ cao có thể xảy ra trong tương lai, cùng với những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình nghiên cứu làm chủ công nghệ nhận dạng giọng nói, tháng 5/2023, Đại úy Hải đề xuất chỉ huy đơn vị mở đề tài “Nghiên cứu, xây dựng công cụ nhận dạng giọng nói ứng dụng AI phục vụ tự động hóa tìm kiếm thông tin trong xây dựng văn kiện tác chiến biển đảo trên nền bản đồ số” cho cán bộ trẻ cấp Viện Khoa học - Công nghệ quân sự.

“Đề tài mở ra một hướng nghiên cứu mới đầy triển vọng, cung cấp thêm công cụ hữu hiệu hỗ trợ người chỉ huy và cơ quan tham mưu trong xây dựng văn kiện tác chiến phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và hỗ trợ diễn tập. Qua đó, giảm bớt các thao tác thủ công, rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả sử dụng phần mềm”, Đại úy Phùng Như Hải cho biết.

Theo NGUYỄN MINH (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, lớp lớp cháu con của vùng căn cứ cách mạng Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng quê hương. Vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei một thời gian khó nay đã chuyển mình khởi sắc.

Tết giữa đại dương

Tết giữa đại dương

Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.

Nghề “cõng” hoa Tết

Nghề “cõng” hoa Tết

Cuối tháng Chạp, thương lái đổ về “thủ phủ” hoa cúc ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) lấy hàng phục vụ thị trường, đây cũng là lúc hàng chục lao động làm nghề “cõng” hoa vào thời điểm mưu sinh với hy vọng có được cái Tết đủ đầy.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.